Cao tốc Bến Lức - Long Thành đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối ba tỉnh Long An, TP.HCM và Đồng Nai.
Đoạn đầu của cao tốc bắt đầu từ nút giao Mỹ Yên (huyện Bến Lức, Long An) đến đường Lê Khả Phiêu (quốc lộ 1 qua huyện Bình Chánh, TP.HCM), với tổng chiều dài 3,4 km. Đoạn này sẽ kết nối trực tiếp với cao tốc TP.HCM - Trung Lương, tạo thêm một lựa chọn di chuyển thuận tiện, giúp người dân tránh các điểm ùn tắc tại cửa ngõ phía Tây TP.HCM, đặc biệt trong dịp lễ Tết.
Đoạn thứ hai qua tỉnh Đồng Nai có điểm đầu nối với đường dẫn vào cảng Phước An (huyện Nhơn Trạch) và điểm cuối giao với quốc lộ 51 (xã Phước Thái, huyện Long Thành), với chiều dài khoảng 7km. Đoạn tuyến này sẽ giúp kết nối nhanh hơn giữa TP.HCM, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, giảm tải áp lực cho quốc lộ 51 vốn đang trong tình trạng quá tải.
Cao tốc Bến Lức - Long Thành là một trong những dự án giao thông trọng điểm tại khu vực phía Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối ba tỉnh Long An, TP.HCM và Đồng Nai. Với tổng chiều dài 57,1km, tuyến đường này không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển giữa các địa phương mà còn tạo nên mạng lưới giao thông liên vùng hiện đại, thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp, khu đô thị và kinh tế - xã hội của khu vực.
Dự án được khởi công từ năm 2014 và tạm dừng vào năm 2019. Sau đó, đến giữa năm 2023, công trình mới được tái khởi động. Trong giai đoạn khai thác tạm, chủ đầu tư chưa thu phí sử dụng đường bộ, thời điểm thu phí sẽ được công bố sau khi hoàn thiện các điều kiện pháp lý.
Quy định tốc độ và khoảng cách an toàn trên hai đoạn tuyến cũng được đưa ra rõ ràng. Trong đó, đoạn từ Bến Lức đến TP.HCM có vận tốc tối đa 60km/h, tối thiểu 40km/h. Đoạn qua Đồng Nai, vận tốc tối đa 100km/h, tối thiểu 60km/h. Khoảng cách an toàn tương ứng, trên 35m với tốc độ 60km/h và trên 70m với tốc độ 100km/h.
Ngoài ra, các phương tiện như ô tô tải trên 10 tấn, xe máy, xe gắn máy và các loại xe không đáp ứng điều kiện lưu thông sẽ không được phép di chuyển trên cao tốc.
Sự ra đời của hai đoạn tuyến cao tốc này là bước tiến quan trọng trong nỗ lực giảm tải ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ trọng điểm như Nguyễn Văn Linh - Lê Khả Phiêu (quốc lộ 1), vốn thường xuyên tắc nghẽn vào các dịp lễ Tết.
Ngoài ra, cao tốc Bến Lức - Long Thành còn tạo điều kiện kết nối nhanh chóng đến các cảng biển lớn, khu công nghiệp và khu đô thị trọng điểm, góp phần thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của Long An, TP.HCM, Đồng Nai mà còn của toàn khu vực miền Nam.
-
Cầu cửa ngõ phía Tây TP.HCM chính thức thông xe
Ngày 21/1, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban Giao thông) tổ chức lễ thông xe cầu Tân Kỳ - Tân Quý (quận Bình Tân, TP.HCM). Đây là cây cầu quan trọng, kết nối giao thông ở QL1A vào trung tâm TP.
-
Bất động sản 24h: Tuyến đường 2,5km, 800 tỷ đồng ở TP. Thủ Đức sắp thông xe một đoạn
Tuyến đường 2,5km ở TP. Thủ Đức sắp hoàn thành một đoạn sau 10 năm thi công; Hải Phòng thu hút hơn 3,5 tỷ USD chỉ trong tháng đầu năm; Hoàn thành cơ bản cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn trong tháng 10/2025... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.