Quy hoạch Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội.
Dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư vào ngày 17/5/2007 và UBND thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào ngày 12/3/2008. Dự án nằm trên địa bàn các phường Tây Tựu, Liên Mạc, Minh Khai, Thụy Phương và Cổ Nhuế 2 thuộc quận Bắc Từ Liêm, với tổng diện tích sử dụng đất là 199,03ha. Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Pacific Land Việt Nam.
Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội vào năm 2008, dự án phải chờ rà soát và phê duyệt lại Quy hoạch chung Thủ đô và Quy hoạch phân khu đô thị. Bên cạnh đó, sự thay đổi và thiếu đồng bộ trong các quy định pháp luật liên quan, như Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng, đã làm ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ triển khai dự án. Công tác giải phóng mặt bằng cũng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc dự án bị đình trệ suốt nhiều năm.
Từ năm 2021, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã đặc biệt quan tâm và chỉ đạo quyết liệt nhằm tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án. Nhiều cuộc họp đã được tổ chức để giải quyết các vấn đề liên quan đến lập Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội tỷ lệ 1/2000, đề án thành lập Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội, hoàn trả kinh phí giải phóng mặt bằng và điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án. Đến nay, dự án đã cơ bản được tháo gỡ các khó khăn về cơ sở pháp lý và cơ chế triển khai.
Theo đó, dự án dự kiến sẽ hoàn thành phê duyệt Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 trong tháng 3/2025, hoàn thành giải phóng mặt bằng muộn nhất vào tháng 8/2025 và chính thức khởi công dự án vào ngày 2/9/2025.
Khi hoàn thành dự án sẽ thu hút các nhà đầu tư, chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao, tạo ra môi trường thuận lợi cho nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống.
Hà Nội đang đẩy mạnh quy hoạch và phát triển các khu công nghệ cao nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Hiện nay, thành phố có 4 khu công nghệ trọng điểm gồm Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Khu Công nghệ cao Sinh học Hà Nội, Khu Công viên Công nghệ Thông tin và Công viên Phần mềm Hà Nội. Trong tương lai, Hà Nội dự kiến mở rộng 27 khu công nghiệp, bao gồm 4 khu công nghệ cao, với tổng diện tích khoảng 5.800ha. Các dự án này không chỉ thu hút đầu tư mà còn tạo tiền đề đưa Thủ đô trở thành trung tâm công nghệ hàng đầu khu vực.
-
Nhà ở Hà Nội ngày càng đắt đỏ, người mua nên làm gì để không bị “lạc lối”?
Giá nhà tại Hà Nội đang tăng nhanh hơn mức tăng thu nhập, khiến nhiều người lo ngại về khả năng sở hữu nhà trong tương lai. Theo báo cáo của Savills, giá căn hộ sơ cấp trung bình tại Hà Nội đã chạm ngưỡng 75 triệu đồng/m², tăng 29% so với năm ngoái. Điều này đặt ra thách thức lớn đối với những người có thu nhập trung bình đang tìm kiếm nhà ở.
-
Chủ dự án khu công nghiệp 2.000 tỷ đồng muốn mở rộng đầu tư tại tỉnh sát vách Hà Nội
UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã làm việc với Tập đoàn Sumitomo Corporation, chủ đầu tư Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc để thúc đẩy các dự án đầu tư.
-
Hà Nội tăng tốc hoàn thành khởi công 43 cụm công nghiệp
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch số 20 về quản lý, đầu tư và phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn năm 2024.








-
Hà Nội đề xuất đầu tư hơn 71.000 tỷ đồng xây đường kết nối sân bay Gia Bình
UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản số 1638/UBND-ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất chủ trương đầu tư tuyến đường quan trọng kết nối Cảng hàng không quốc tế Gia Bình với Thủ đô Hà Nội. Đây là một dự án hạ tầng chiến lược, có tổng mức đầu tư lên đến 71.15...
-
Hà Nội lấy ý kiến quy hoạch khu tập thể cũ thành siêu dự án 40 tầng
Khu tập thể Vĩnh Hồ – nơi từng gắn bó với hàng nghìn cư dân suốt nhiều thập kỷ sắp được "thay da đổi thịt" bằng loạt cao ốc 40 tầng, theo Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 vừa được quận Đống Đa công khai lấy ý kiến....
-
Hà Nội tính kích hoạt tiềm năng bãi sông: Được dựng nhà, mở vườn sinh thái, làm du lịch trải nghiệm
Hà Nội đang xây dựng một bước đột phá mới trong quản lý và khai thác quỹ đất bãi sông, bãi nổi - những khu vực tưởng chừng chỉ dành cho nông nghiệp thuần túy bằng cách đề xuất cơ chế cho phép phát triển đa mục đích như nông nghiệp sinh thái, du lịch,...