Tình trạng bất động sản cho thuê bị bỏ trống có thể khiến nhà đầu tư mất nguồn thu nhập hàng tháng, dẫn tới không thể trang trải các chi phí khác, chẳng hạn như khoản thanh toán thế chấp, phí dịch vụ tiện ích, phí điện nước,.... Do đó, các nhà đầu tư phải cân nhắc phương án để giải quyết tình trạng này nhằm tránh thua lỗ.
4 điều nên thực hiện khi bất động sản bị bỏ trống
1. Cung cấp thêm tiện ích
Bước đầu tiên để đối phó với tình trạng bất động sản thiếu sức hút đối với người thuê nhà là bổ sung thêm các tiện ích phù hợp với thị hiếu của người thuê. Để đầu tư bất động sản thành công, đôi khi nhà đầu tư cần phải đi áp dụng một vài mẹo khi mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch.
Chẳng hạn, bạn có thể giữ nguyên mức giá thuê năng cung cấp thêm một số tiện ích đáng chú ý, chẳng hạn như quạt cây vào mùa hè, máy sưởi vào mùa đông, lắp đặt quạt trần, máy chiếu,...
2. Cân nhắc thay đổi giá thuê
Khi cho thuê một bất động sản, điều quan trọng là bạn phải biết linh hoạt khi định giá thuê ở từng giai đoạn trong năm (đối với cho thuê ngắn hạn) và theo từng năm (đối với cho thuê dài hạn). Khi thị trường thuận lợi, việc tăng giá thuê do nhu cầu tăng cao là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi thị trường ảm đạm, bạn nên cân nhắc giảm giá thuê nếu đang gặp khó khăn trong việc tìm khách thuê mới. Xét cho cùng, hòa vốn trong một khoảng thời gian ngắn vẫn tốt hơn là thua lỗ.
3. Thay đổi chiến lược cho thuê
Nếu bạn thường cho thuê dài hạn, thì có lẽ đây là thời điểm bạn nên thay đổi chiến lược. Khi bất động sản đang bị bỏ trống, chủ nhà có thể thử cho khách du lịch thuê ngắn hạn một vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Bằng cách này, bạn có thể tạo ra thu nhập trong khi tìm kiếm người thuê nhà dài hạn.
4. Giảm thiểu chi phí hoạt động tài sản
Để giảm chi phí khi bất động sản đang bị bỏ trống, hãy dập cầu giao hệ thống điện để tiết kiệm tối đa chi phí hóa đơn điện. Thỉnh thoảng đừng quên ghé thăm tài sản để kiểm tra các thiết bị, hệ thống điện nước và thực hiện các sửa chữa cần thiết trước khi đón người thuê tiếp theo.
4 cách phòng tránh tình trạng bất động sản cho thuê bị bỏ trống
1. Sàng lọc người thuê một cách cẩn thận
Một trong những cách tốt nhất để tránh tình trạng bị bỏ trống là tìm kiếm những người thuê lâu dài và đáng tin cậy, những người cam kết trả tiền thuê đúng hạn, chăm sóc tài sản và tuân theo các điều khoản của hợp đồng thuê. Để làm điều này, bạn cần sàng lọc và tìm hiểu kỹ lưỡng người thuê.
2. Tự động hóa quá trình thanh toán tiền thuê và liên lạc
Để quản lý nhiều tài sản đang được cho thuê một cách hiệu quả, bạn có thể sử dụng công nghệ để tự động hóa việc thu tiền thuê và giao tiếp với người thuê bất động sản, thông qua các nền tảng hoặc ứng dụng trực tuyến đáng tin cậy. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ thanh toán trễ hoặc phản hồi chậm trễ các vấn đề của người thuê.
3. Lên kế hoạch đối phó với tình trạng tài sản bị bỏ trống
Ngay cả khi bất động sản vẫn đang được cho thuê, bạn cũng cần đề phòng tình trạng tài sản bị bỏ trống đột ngột và cần lên kế hoạch trước cho những tình huống kiểu như vậy. Do đó, bạn nên lập ngân sách để trang trải trong khoảng thời gian mà bất động sản bị bỏ trống, chẳng hạn như chi phí quảng cáo, chi phí dọn dẹp và sửa chữa,... cũng như dự kiến khoảng thời gian cần thiết để tìm kiếm người thuê mới. Bạn cũng cần duy trì tài sản của mình ở tình trạng tốt để thu hút người thuê tiềm năng.
4. Đa dạng hóa danh mục đầu tư cho thuê
Điều này có nghĩa là bạn nên đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau, các địa điểm và thị trường khác nhau. Bằng cách này, bạn có thể giảm thiểu rủi ro, tăng thu nhập và tận dụng các cơ hội khác nhau. Chẳng hạn, bạn có thể đầu tư vào nhà riêng, căn hộ chung cư, căn hộ nghỉ dưỡng, văn phòng, hoặc nhà trọ cho sinh viên,.... Bạn cũng có thể đầu tư vào các khu vực, thành phố hoặc thậm chí là quốc gia khác nhau.
Bất động sản bị bỏ trống quá lâu có thể khiến nhà đầu tư căng thẳng và thua lỗ. Do đó, bạn cần cập nhật thường xuyên xu hướng thị trường hiện tại, nắm bắt thị hiếu của khách thuê cũng như thế mạnh của bất động sản để tránh tình trạng bất động sản bị bỏ trống dài hạn do thiếu sức hút. Quan trọng là cần phải đa dạng hóa danh mục đầu tư để tránh mất nguồn thu khi thị trường bất động sản ngưng trệ.
-
Muốn bất động sản lên giá, chủ nhà có thể tác động vào 2 yếu tố này
“Lên giá” trong đầu tư bất động sản không phải là một khái niệm mới. Nhiều nhà đầu tư quyết định đầu tư vào bất động sản chính là vì lý do này. Nói một cách đơn giản, “lên giá” trong đầu tư bất động sản đề cập đến sự gia tăng giá trị của tài sản theo thời gian.
-
Shophouse “đẻ nợ” thay vì “trứng vàng” cho nhà đầu tư
Shophouse từng được ví như “con gà đẻ trứng vàng” cho nhiều nhà đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, phân khúc này đang “đẻ nợ” thay vì “trứng vàng” cho nhà đầu tư, khiến nhiều người đang méo mặt, phải tìm mọi cách để thoát của nợ mang tên shophouse....
-
Không còn khư khư giữ tiền mặt, nhà đầu tư đã bắt đầu bơm vốn vào bất động sản
Năm 2023 kết thúc với việc giảm mức dự trữ tiền mặt, điều này cho thấy các nhà đầu tư đã triển khai vốn vào thị trường bất động sản.
-
Xuất hiện hình thức đầu tư mới: Bỏ vốn 200 triệu, thu lãi 1,6 tỉ đồng
Sau mô hình bất động sản sầu riêng, gần đây trên các diễn đàn đầu tư Bất động sản lại xuất hiện nhiều bài đăng kêu gọi hình thức đầu tư mới. Cụ thể, nếu bỏ vốn 100 triệu đồng sẽ thu lãi 38 triệu đồng/năm và 200 triệu đồng sẽ được lãi hơn 110 triệu đồ...