Dự trù, quản lý chi phí
Trước khi xây nhà, bạn cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản về xây dựng, lập kế hoạch chi tiết dự toán chi phí xây dựng cho ngôi nhà, nguyên vật liệu, trang trí nội ngoại thất khi hoàn thiện. Một vấn đề cũng thường xảy ra là việc phát sinh chi phí so với số tiền dự trù, mà nguyên nhân bắt nguồn từ khả năng ước tính và quản lý chi phí của chủ nhà.
Như trường hợp của anh Trung. Sau gần 10 năm tích góp, vợ chồng anh cũng mua được mảnh đất ở tỉnh Long An và quyết định xây nhà. Muốn tự tay làm mọi việc cho căn nhà của mình, anh cẩn thận tham khảo các mẫu nhà, tự lên ý tưởng và thiết kế cho căn nhà của mình. Anh cũng cẩn thận tìm hiểu, dự trù các khoản chi phí trước khi xây. Nhưng do xây trên nền đất yếu, anh Trung phải mất thêm thời gian và chi phí để gia công móng.
Cũng do thiếu kinh nghiệm, không tính toán kỹ lưỡng cho ngôi nhà, trong quá trình thi công anh Trung lại không theo thiết kế ban đầu, thay đổi nhiều hạng mục làm chậm tiến độ, phát sinh nhiều chi phí. Quá trình xây nhà trì trệ, tốn kém lại thêm mệt mỏi.
Theo các chuyên gia, trước khi xây nhà, bạn cần vạch rõ các khoản chi phí, tính toán dự trù các chi phí phát sinh. Bạn hãy tính toán trước để có cái nhìn tổng thể, cân nhắc từ vấn đề tài chính (nên đầu tư vào ngôi nhà của mình bao nhiêu), ý tưởng, các vật liệu đến việc lựa chọn thời điểm thích hợp để xây dựng. Bạn lên kế hoạch tính toán chặt chẽ và bám sát theo đó thì kết quả sẽ làm bạn hài lòng hơn.
Hình dung về ngôi nhà tương lai
Để có cái nhìn tổng quan, bạn nên tham khảo các mẫu nhà, tham khảo ý kiến người thân, bạn bè để có thể lựa chọn và đưa ra ý tưởng về một không gian thích hợp cho gia đình.
Nếu có thể tự thiết kế để tiết kiệm chi phí, nhưng bạn cần tham khảo ý kiến của những người hiểu biết. Nếu không, bạn cần tìm nhà thiết kế có kinh nghiệm sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ trong quá trình xây nhà. Họ đưa ra những phương pháp tốt nhất cho từng chi tiết và các giải pháp tối ưu cho ngôi nhà.
Cách làm việc chuyên nghiệp cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Có thể bạn sẽ lo lắng về sự tốn kém của dịch vụ nhưng làm việc với nhà chuyên nghiệp sẽ giúp bạn trong nhiều trường hợp như tiết kiệm tiền bạc trong cách sử dụng vật liệu thông minh, sử dụng nhân công hợp lý, tránh được những sai lầm có thể mắc phải.
Thiết kế chi tiết cho căn nhà
Chọn được nhà thiết kế, bạn cần đem ý tưởng trao đổi với họ để có thể đưa ra được bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh và cụ thể nhất. Từ bản vẽ cho bạn biết được hình dáng chi tiết, kết cấu móng cột, đà, dầm sàn đảm bảo vững chắc cho ngôi nhà, nhất là khi bạn có ý định nâng tầng khi có điều kiện sau này. Hệ thống cấp thoát nước, điện lưới chiếu sáng cho ngôi nhà cần phải phù hợp.
Bạn cũng cần xem qua những bản vẽ 2D, 3D phối cảnh nội thất cho căn nhà. Thiết kế chi tiết quyết định đến không gian căn nhà nên bạn cần trao đổi kỹ với đơn vị thiết kế, cần đảm bảo được độ thông thoáng, chất lượng công trình.
Chọn nhà thầu
Nhà thầu là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Thực tế, có không ít trường hợp chủ nhà vì ham giá rẻ nên thuê đội thầu xây dựng tự do làm ăn thiếu uy tín. Trong quá trình xây dựng, họ tự ý “đẻ” thêm hạng mục để tăng chi phí, khi chủ nhà không đồng ý thì làm việc thiếu trách nhiệm, tự ý cắt hợp đồng. Hoặc do báo giá thấp nên nhà thầu trà trộn vật liệu xây dựng giá rẻ kém chất lượng nhằm bù lại giá thuê. Đó là chưa kể ở những công trình không có người giám sát thi công nên xảy ra tình trạng mất cắp vật liệu.
Do đó, bạn nên tham khảo bạn bè, người thân - những người đã từng tiếp xúc, làm việc với các nhà thầu để có thể tìm được nhà thầu tốt. Nếu không tìm được người đáng tin cậy theo cách giới thiệu này, bạn hãy chọn các công ty thi công có đầy đủ tư cách pháp lý và chức năng hành nghề. Tuyệt đối không nên dựa vào sự quen biết, cả tin đối với bạn bè, người thân mà không tìm hiểu khả năng của nhà thầu để tránh làm mất lòng nhau.
Song song với đó, phải có hợp đồng rõ ràng cũng như những thỏa thuận với nhà thầu về việc khoán toàn bộ, khoán từng phần hay tính toán riêng tiền vật liệu, nhân công... Bạn cũng cần phải biết làm rõ nội dung công việc hoặc sản phẩm trước khi ký kết hợp đồng để tránh trường hợp sản phẩm làm ra không tương xứng với giá cả, chất lượng đã thỏa thuận.
-
6 cách để tiết kiệm chi phí khi xây nhà
Xây nhà là một việc lớn của đời người và đòi hỏi chi phí rất lớn. Khi xây nhà, từ thiết kế, nội thất, nhà thầu đến nguyên vật liệu và nhân công, bạn luôn có thể điều chỉnh chi phí theo hướng ít tốn kém nhất. Vậy bạn cần làm gì để tiết kiệm được chi phí khi xây nhà?
-
Có nên chờ giá căn hộ giảm khi Luật thay đổi?
Việc giá nhà ở, trong đó nổi bật là phân khúc căn hộ tăng phi mã trong thời gian vừa qua khiến những người có nhu cầu thực nản lòng. Trong số đó không ít người đặt kỳ vọng thị trường sẽ có xu hướng giảm giá khi các bộ luật mới có hiệu lực....
-
Tìm được nhà giá phải chăng ở Đức 'như trúng số'
Do nguồn cung khan hiếm, việc thuê căn hộ giá phải chăng hay sở hữu nhà ở xã hội tại Đức được chuyên gia đánh giá như "trúng xổ số".
-
Gen Z giờ mua nhà liều lĩnh hơn thế hệ trước
“An cư lạc nghiệp” không chỉ là câu chuyện của thế hệ trước, mà hiện nay đối tượng là Gen Z, thậm chí Gen Y cũng vô cùng quan tâm đến vấn đề này. Họ sẵn sàng nắm bắt cơ hội sở hữu tổ ấm riêng nếu có thể....