Cập nhật 05/09/2014 9:11 AM
“Ngô người ta trồng lên cây cả rồi mà nhà mình vẫn chỉ thấy đất trống không. Trồng lá cây có ăn thay cơm, thay ngô được không mà cứ khăng khăng đòi trồng hồi”, mặc vợ phản đối vậy, Tần Dấu Quẩy vẫn quyết làm theo ý mình. Và Quẩy đã chứng minh mình làm đúng. Giờ thì anh được xem như “vua hồi” ở đất Bảo Lâm (Cao Bằng).

Tần Dấu Quẩy với vườn hồi xoá đói giảm nghèo của mình

Từ hai bàn tay trắng...

Nhà Tần Dấu Quẩy ở xóm Phiêng Pèn, xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm - huyện nghèo nhất nhì của tỉnh Cao Bằng. 90% diện tích ở đây là núi đá, thế mà Tần Dấu Quẩy đã làm được. Chỉ vào ngôi nhà 7 gian khang trang của mình, Quẩy cười bảo: “Được thế này tất cả đều nhờ cây hồi cả đấy. Giờ mình đang xây thêm một ngôi nhà ở đầu bản, gần đường cái để tiện đường đi lại, đem hàng hoá đi bán. Còn mấy quả đồi sau nhà đều đang ươm trồng hồi hết cả rồi. Mỗi năm tính sơ sơ cũng cho khoản thu hơn 300 triệu từ tinh dầu hồi”.

Nhìn cơ ngơi này, chẳng ai nghĩ Quẩy vươn lên từ hai bàn tay trắng. Lúc nhỏ, nhà Quẩy ở xã Cô Ba, giáp biên giới Trung Quốc, có 5 anh em trai, bố lại nghiện thuốc phiện nên gia đình nghèo khổ lắm. Đến 11 tuổi, bố mất, mẹ mới dắt díu mấy anh em Quẩy về xóm Phiêng Pẻn, xã Lý Bôn sống nhờ bà con. Mấy mẹ con dựng cái lán ở tạm rồi đi làm thuê, kiếm sống qua ngày. Năm Quẩy 19, mẹ đã phải mượn của chị gái 20 đồng bạc, 3 con lợn để cưới vợ cho anh.

“Năm 1998, vợ chồng mình tách ra ở riêng. Mẹ cho 1 con gà mẹ và 4 con gà con, 12 bắp ngô, cộng thêm 2 cái chum. Còn lại là tay trắng. Lúc đó, ông Nông Trung Thành - Phó Bí thư xã đã cho nuôi rẽ 4 con bò, 4 con dê và cho 2 con gà làm giống. Mỗi năm nhà mình vẫn thiếu ăn vài ba tháng…”- Quẩy nhớ lại.

… lên “vua hồi”

Tần Dấu Quẩy đã giúp dân bản thay đổi tư duy sản xuất. Nhiều hộ dân học theo trồng hồi đều cơ bản thoát nghèo”.

Năm 2002, anh Quẩy tập trung vào nuôi lợn để xoá đói giảm nghèo, ban đêm anh mổ thịt lợn bán cho các công nhân ở công ty khai thác vàng.

“Mỗi lứa lợn nuôi được 30 - 40 con nhưng vất vả lắm. Trong một chuyến sang bên kia biên giới, tôi thấy ở đó người ta trồng hồi bán rất được giá. Về nhà tôi bàn với vợ con, để mảnh nương đang trồng ngô chuyển sang trồng hồi. Khi đó cả vợ con và cả những người dân trong bản, không ai tin là việc tôi làm sẽ mang lại hiệu quả”- Quẩy kể.

Để có vốn mua giống, anh đi xe gỗ thuê, gom tất cả tiền công lại được 1,3 triệu đồng, anh mua được một cân giống hạt hồi về ươm thành cây. Cây lên mầm, anh lại lặn lội sang Trung Quốc học cách chăm sóc, chế biến hồi. Cây lên cao, anh lại sang Trung Quốc mua bộ chưng cất hồi hết 22 triệu. Sau 3 năm trồng, năm 2009 cây cho thu hoạch vụ đầu tiên được 377kg tinh dầu hồi, bán được 61 triệu.

“Lúc bán được tiền rồi, mình mới tin là mình làm được. Từ đó mình mới nhân rộng thêm diện tích trồng hồi. Năm 2010, mình thu được 254kg, bán được 112 triệu, năm 2013 được 408 triệu đồng”. Hiện anh Quẩy được xem là “vua hồi” ở Bảo Lâm với 8ha trồng hồi.

Lê San (Dân Việt)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.