Cập nhật 01/02/2012 1:14 AM
Dùng từ “cõng” bởi hành trình xuất khẩu đá mỹ nghệ của làng Quán Khái – Ngũ Hành Sơn đã trải qua biết bao nhiêu cay đắng, vất vả mới thành một thương hiệu lớn.
Những người Việt Đất, đá, gỗ vốn là những vật vô tri. Nhưng những pho tượng đá, những bức tranh gốm, những cột - kèo - mái của ngôi nhà gỗ của người Việt. Lại làm người thưởng lãm hay sở hữu không thể dửng dưng. Bởi chúng biết “nói”!

Tác giả của những “vật vô tri biết nói” ấy là những người thợ - nghệ sĩ mang trong mình một tâm hồn Việt “đậm đặc” - yêu quê hương, quý tình người, trân trọng truyền thống, tôn kính tổ tiên, bảo vệ và lưu truyền tinh hoa văn hóa dân tộc. Thế nên, điều mà người ta “nghe” được khi thưởng thức các tác phẩm của họ chính là những tinh hoa của nền văn hóa Việt Nam - là Hồn Việt. Mời bạn đọc gặp gỡ những người đã thổi Hồn Việt vào những vật vô tri.

Những tác phẩm điêu khắc bằng đá ra đi từ một làng nghề nhỏ bé dưới chân ngọn Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) nay đã đến khắp các nước Châu Âu, Châu Á. Dùng từ họ “cõng” bởi hành trình xuất khẩu đá mỹ nghệ của làng Quán Khái – Ngũ Hành Sơn đã trải qua biết bao nhiêu cay đắng, vất vả mới thành một thương hiệu lớn.


Nếu đến làng vào những ngày đưa hàng xuống tàu thủy để xuất đi, sẽ phải khâm phục quy mô làm ăn của thợ làng, khi thấy hàng chục container cùng đi một lúc. Những tác phẩm mỹ nghệ nặng hàng chục tấn hay chỉ bé bằng một ngón tay đều là sản phẩm của những người sống cha truyền con nối với đam mê thổi hồn vào những tảng đá vô tri.

Khởi đầu chỉ là những chiếc vòng, chiếc nhẫn, rồi làm tượng Phật, nay sản phẩm làng đá vô cùng phong phú. Điều kỳ diệu là sống bên chân ngọn núi, nơi khởi thủy cho những sản phẩm điêu khắc mỹ nghệ cách đây vài trăm năm, nay những người con của làng nghề đã thành những nghệ sĩ thực thụ. Có thể chính lịch sử văn hóa và phong cảnh hữu tình của mảnh đất này đã hun đúc tài hoa cho người dân nơi đây.


Mỗi người mỗi cá tính sáng tạo. Lão nghệ nhân lớn tuổi nhất làng, ông Nguyễn Sang là người trung thành với chất liệu đá sa thạch gợi nhớ nền điêu khắc tuyệt vời của người Chămpa. Quỹ Phát triển Văn hóa quốc tế Thụy Điển đã đánh giá cao nghệ nhân giữ chất liệu truyền thống này, và đầu tư để ông tiếp tục sáng lập một nhà trưng bày sản phẩm đá sa thạch trong khu vực làng nghề.


Những người Việt


Nghệ nhân Nguyễn Minh tạo tác các tượng Phật khổng lồ cho những ngôi chùa Ấn Độ, Thái Lan, Nga, Mỹ. Một lớp các nghệ nhân trẻ giỏi kinh doanh gầy dựng tại làng một trung tâm sản xuất và show-roomsản phẩm hoành tráng không thua kém những trung tâm đồ mỹ nghệ phục vụ du lịch ở Thái Lan.


Nguyễn Long Bửu là cái tên không xa lạ, bởi anh đã đoạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước về điêu khắc đá như: Giải thưởng Thụy Điển - Việt Nam phát triển văn hóa tại Triển lãm Điêu khắc toàn quốc lần IV; Giải thưởng của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng cho tác phẩm “Mẹ Thứ” (2004); Giải thưởng Ngôi sao Việt Nam - Những ngày văn hóa Việt Nam tại Hà Nội (2005); giải nhì trong một cuộc thi sáng tác điêu khắc dành cho các nghệ nhân tại Thái Lan.


Năm 2006, Nguyễn Long Bửu là nghệ sĩ duy nhất được triển lãm 30 bức tượng nghệ thuật khổ lớn để giới thiệu với đại biểu của Hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 14 tại Hà Nội...


Toàn bộ các tác phẩm trưng bày tại đây được nhà điêu khắc Nguyễn Long Bửu tạo tác trong vòng 18 năm, trong đó tượng nặng nhất cỡ 6,5 tấn, nhẹ nhất khoảng 3,5 tấn, cao từ 2,5-3,5m. Các bức tượng đa phong cách, từ dân gian, cổ điển đến hiện đại, được chế tác công phu, toát lên vẻ đẹp hiền hòa, gần gũi, đầy sức sống, với những tên gọi dễ nhớ như “Nàng xuân”, “Suối tóc”, “Giao duyên”...


Mỗi năm, một xưởng đá mỹ nghệ ở làng Non Nước có thể đạt doanh số vài ba chục tỷ đồng. Làng nghề đậm chất Việt này đang đứng trước tương lai có thể được công nhận di sản văn hóa quốc gia. Đà Nẵng đang xây dựng để biến làng nghề thành công viên văn hóa bao gồm làng nghề, bảo tàng, xưởng mỹ nghệ, các khu thương mại và ngôi làng cổ.
Theo Khánh Ly (DNSG)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Doanh nhân 17 tuổi giành giải thưởng của tổng thống Mỹ

    Doanh nhân 17 tuổi giành giải thưởng của tổng thống Mỹ

    18/03/2016 3:31 PM

    Vượt lên tuổi thơ bất hạnh, bằng lòng quyết tâm và tinh thần không bao giờ bỏ cuộc, Jaylen D. Bledsoe đã biến 100 USD bé nhỏ thành công ty công nghệ trị giá 3,5 triệu USD.

  • Doanh nhân gốc Việt mê hoặc giới công nghệ Mỹ

    Doanh nhân gốc Việt mê hoặc giới công nghệ Mỹ

    30/06/2012 11:23 AM

    Luôn khởi sự khá vội vã, không bao giờ nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh và thường mắc các sai lầm giống nhau nhưng doanh nhân gốc Việt, Bill Nguyễn luôn khiến các đại gia công nghệ phải đổ hàng triệu USD vào những dự án của mình.

  • Những người Việt "cõng" đá đi Tây

    Những người Việt "cõng" đá đi Tây

    01/02/2012 1:14 AM

    Dùng từ “cõng” bởi hành trình xuất khẩu đá mỹ nghệ của làng Quán Khái – Ngũ Hành Sơn đã trải qua biết bao nhiêu cay đắng, vất vả mới thành một thương hiệu lớn.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.