- Ông nhận định thế nào về xu hướng khởi nghiệp trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng?
Khởi nghiệp đang diễn ra hàng ngày ở khắp mọi nơi trên thế giới bởi những con người có niềm tin vào một ý tưởng, một sản phẩm và cống hiến hết mình để hiện thực hóa niềm tin đó. Tạo ra khởi nghiệp hay bắt tay vào thực hiện nó không chỉ đơn thuần là một sự lựa chọn nghề nghiệp, đó còn là kết quả của sự suy tính. Liệu tôi có sẵn sàng mạo hiểm? Rủi ro thất bại hay là phần thưởng cho sự thành công… Liệu tôi có muốn tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng trong một cộng đồng (nhân viên, khách hàng…) mà tôi có ảnh hưởng lớn? Ở Việt Nam, những người trẻ hay không còn trẻ lắm có xu hướng nắm bắt cơ hội này nhờ thế mạnh và sự hỗ trợ của các khóa đào tạo tiên tiến và một cộng đồng ngày càng nhiều các nhà đầu tư. Theo tôi, họ nên tập trung vào đào tạo cho các công ty mới này. Đặc biệt là đối với các công ty kinh doanh chủ yếu dựa vào thương mại điện tử nhất thiết cần có vốn khởi tạo trước khi đưa ra các ý tưởng kinh doanh và do đó việc huy động vốn cũng dễ hơn, chính đáng hơn. Chính điều này khiến gia tăng số lượng các chủ doanh nghiệp.
- Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, nhiều công ty lớn cũng phải đối mặt với khủng hoảng. Vì sao ông đưa ra gợi ý “việc khởi sự doanh nghiệp của chính mình là một cách tốt để phát triển”?
Trên thực tế, các công ty đang hoạt động thường hạn chế đầu tư và giảm ngân sách cho nghiên cứu và phát triển thị trường trong giai đoạn khó khăn. Do vậy, những doanh nghiệp mới khởi tạo này tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho các thành viên sáng lập và nhân viên tương lai. Họ có thể tận dụng những thị trường ngách đã có sẵn, những thị trường ngách thường ít bị các công ty lớn nhòm ngó. Những công ty lớn thường chậm phản ứng nên những người mới khởi nghiệp và doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh được. Một cách khác là những nhà khởi nghiệp này tạo ra một khái niệm mới trên thị trường, tận dụng thời điểm khủng hoảng khi mà các khách hàng tập trung vào giải pháp cho những trải nghiệm sống mới tốt hơn. Ở giai đoạn đó, các công ty này có thể không được đánh giá cao nhưng nó sẽ làm tăng trái phiếu phát hành hơn là tổng vốn.
- Tuy nhiên, dường như việc khởi sự và phát triển kinh doanh không hề đơn giản. Dựa vào kinh nghiệm lâu năm của ông trong lĩnh vực này, ông nghĩ điều gì là quan trọng nhất đối với một người khởi nghiệp?
Ông Harold De Walque đã sáng lập thành công 3 công ty về công nghệ và dịch vụ thông tin; Hiện là đối tác và Giám đốc Tài chính của tập đoàn Darts-ip, một tổ chức toàn cầu bảo hộ trí tuệ; Có 6 năm sống và làm việc tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có 3 năm tại Việt Nam. |
Hiện có nhiều bạn trẻ phân vân, vậy thì khởi nghiệp vào thời điểm khủng hoảng hay là né tránh đối mặt với khó khăn? Theo kinh nghiệm của tôi, yếu tố lớn nhất để thành công hay trở ngại lớn nhất cần vượt qua là khả năng thiết kế chính xác mô hình kinh doanh. Mọi người thường khởi nghiệp dựa trên một dự án đã được tính toán cẩn thận và thực sự thì nên làm như vậy. Nhưng các dự án này không phải mãi thành công như ban đầu và các nhà khởi nghiệp phải chấp nhận nó, khi đó các thành viên sáng lập cần tận dụng những thị trường cốt lõi có sẵn để tung ra chương trình mới dựa trên việc điều chỉnh và thay đổi chương trình ban đầu mà đảm bảo rằng chương trình đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Nếu vì bất kỳ lý do gì, do tự kiêu, cạn nguồn tài chính hay sức ép từ các cổ đông bên ngoài, sáng lập viên cũng không được thay đổi mô hình kinh doanh. Thay đổi sẽ gánh hậu quả thất bại.
- Nguồn vốn luôn là một trong những khó khăn lớn với những người mới khởi nghiệp. Ông sẽ khuyên những người bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh cách huy động vốn như thế nào?
Có nhiều cách huy động vốn, từ kêu gọi sự hỗ trợ của bạn bè, gia đình và phổ biến nhất trên thế giới là nguồn từ các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư, và thông thường là ở giai đoạn sau. Hình thức này ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Trước tiên tôi khuyên bạn hãy tìm kiếm các khoản đầu tư thông minh từ các cá nhân/tổ chức, những người có thể đưa ra lời khuyên, hướng dẫn và network…. Tiếp đó hãy tối giản các khoản đầu tư. Chẳng hạn như thuê dịch vụ công nghệ thông tin, marketing thông qua các mối quan hệ xã hội, trả công cho quản lý bằng cổ phần trong công ty… Những cách này nhằm giảm áp lực về tài chính. Và lời khuyên tôi tâm đắc nhất: đó là kiếm tiền mỗi ngày bằng việc kiếm khách hàng mới!
Xin cảm ơn ông.
-
Nữ sinh 16 tuổi khởi nghiệp công ty riêng, được Forbes châu Á vinh danh
28/01/2024 2:11 PM16 tuổi bắt đầu kinh doanh, sau 2 năm, Rika Shiiki được Forbes '30 Under 30 châu Á' vinh danh là gương mặt tiêu biểu dưới 30 có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực truyền thông, marketing và quảng cáo.
-
Ý tưởng kinh doanh tốt giúp công ty khởi nghiệp của Việt Nam huy động được nguồn vốn 7 triệu USD
25/02/2022 3:35 PMOpenCommerce Group (OCG) là một trong số ít công ty khởi nghiệp Việt Nam có sản phẩm cạnh tranh với các đối thủ trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới.
-
Khởi nghiệp từ sạp giày trong trang trại lợn, giờ thành “vua giày” giàu nhất Đài Loan
19/02/2022 9:15 AMTừ một trang trại lợn, tỷ phú này đã gây dựng nên“đế chế” sản xuất giày hùng hậu và trở thành người giàu nhất Đài Loan.
-
Việt Nam đang trở thành trung tâm khởi nghiệp tiếp theo của châu Á
13/01/2022 4:51 PMQuan điểm Việt Nam đang dần trở thành cái nôi cho khởi nghiệp sáng tạo mới đây đã được một nhà đầu tư mạo hiểm dạn dày kinh nghiệm chia sẻ trên Bloomberg.
-
Câu chuyện khởi nghiệp thành công của tỷ phú Hui Ka Yan
25/09/2021 8:45 AMTheo Bloomberg, Hui Ka Yan là tỷ phú bất động sản giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản ròng trị giá 35 tỷ USD và là người giàu thứ 26 trong danh sách tỷ phú thế giới.
-
Tỷ phú khởi nghiệp từ tầng hầm, hiện thực hoá giấc mơ 'phiêu lưu tới các vì sao'
17/09/2021 4:55 PMTỷ phú Jared Isaacman đã ví chuyến du hành vũ trụ mơ ước của ông “là bước đầu tiên để mở ra một thế giới mà mọi người đều có thể ‘phiêu lưu tới các vì sao’”.