Vì thế mà 4 năm sau lần gọi vốn nêu trên, anh Đào Văn Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) vẫn tự xoay sở kinh doanh tìm vốn tái đầu tư. Mất niềm tin vào việc gọi vốn từ các doanh nghiệp nên dù thừa nhận quy mô dự án còn khá khiêm tốn, anh Thịnh cho biết sẽ tự đi bằng sức mình.
Cũng chỉ vì lo ngại bị "chôm" ý tưởng kinh doanh, khi bắt đầu khởi nghiệp bằng dự án tuyển dụng nhân sự trực tuyến khá mới mẻ, anh Nguyễn Thành (Hải Dương) cũng dùng toàn bộ số tiền tự có để trang trải thay vì kêu gọi vốn. Anh dự định khi sản phẩm được định hình, chào hàng thị trường anh mới tính đến việc tìm kiếm các nhà đầu tư.
Giai đoạn đầu cực kỳ khó khăn, song anh rất thận trọng khi tiếp xúc nhà đầu tư để tìm vốn. "Tôi không thật sự tin tưởng nhà đầu tư trừ trường hợp họ không cùng ngành nghề với lĩnh vực tôi đang theo đuổi" anh Thành nói.
Tâm lý sợ nhà đầu tư ăn cắp ý tưởng kinh doanh sẽ khiến các cá nhân start-up sẽ mất cơ hội mở rộng dự án.
Khi chia sẻ mô hình kinh doanh, anh Thành chỉ đưa ra những thông tin cần thiết, không công khai cách thức thực hiện để tránh bị đặt vào tình thế "bày cỗ cho người khác". Ngay cả lúc này, khi đã thu hút được hơn 10.000 USD của nhà đầu rót cho dự án, anh cho biết họ cũng là từ mối quan hệ quen biết giới thiệu chứ không phải tự anh tìm kiếm.
Anh Thịnh hay anh Thành chỉ là hai trong rất nhiều cá nhân đang khởi nghiệp có tâm lý e ngại khi gặp gỡ các nhà đầu tư, tìm kiếm nguồn vốn. Đây là một trong những rào cản khiến một số mô hình khởi nghiệp mất đi cơ hội mở rộng kinh doanh.
Tuy nhiên, thời gian gần đây khi các quỹ start-up đang "bùng nổ" tại Việt Nam, vẫn có không ít cá nhân mạnh dạn tiếp cận và bước đầu thành công. Trình Tuấn (TP HCM) - một trong những người sáng lập ra ứng dụng theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em là ví dụ. Anh cho biết dự án được tiếp cận được vốn đầu tư khi mới chỉ nhen nhóm ý tưởng. Đến nay, sau gần 2 năm triển khai, ứng dụng của anh đã thu hút được 25.000 thành viên.
Theo Tuấn, nếu cá nhân nào đó cho rằng ý tưởng do chính mình nghĩ ra đầu tiên là không hẳn đúng. Bởi trong thực tế nhiều ý tưởng bị trùng lặp là điều bình thường. Quan trọng nhất với mỗi dự án là các quỹ đầu tư mạo hiểm họ chỉ quan tâm vào cách vận hành. Ý tưởng không phải là yếu tố quan trọng để đưa đến thành công cho mỗi mô hình.
"Khi tìm kiếm nhà đầu tư, cá nhân phải xem xét họ có thể đi cùng mình và hỗ trợ mình như thế nào. Nếu ý tưởng bị đánh cắp mà người khác thành công thì chứng tỏ bạn làm chưa tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo sự tin tưởng cho cả hai thì thường khi gặp nhà đầu tư hai bên đều có ký kết các điều khoản trong đó có việc không tiết lộ thông tin để giảm rủi ro", vị này cho hay.
"Ý tưởng của chúng tôi liệu có bị đánh cắp" là câu hỏi đầu tiên thường xuyên được các cá nhân đặt ra cho Giám đốc FPT Ventures - Trần Hữu Đức khi họ tiếp cận quỹ thời gian qua.
Thừa nhận có chuyện đánh cắp ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực start-up, song ông Đức cho rằng ý tưởng chỉ là một phần sơ khai của quá trình khởi nghiệp, phần thực thi biến ý tưởng vào thực tế mới là quan trọng. "Khi tiếp xúc với dự án, chúng tôi rất hiểu tâm lý của các cá nhân song khi được giải thích cặn kẽ thì hầu hết đều vỡ lẽ rằng ngày hôm nay việc phát triển ý tưởng mới là mục tiêu thứ nhất", đại diện FPT Ventures nói.
Ông Hùng Đinh, CEO JoomlArt - đơn vị đang rót vốn vào 6 dự án start-up cho rằng những người khởi nghiệp chuyên nghiệp thì không bao giờ giấu ý tưởng cho riêng mình. Theo ông, sẽ là sai lầm khi các bạn trẻ chưa khởi nghiệp đã lo bị ăn cắp ý tưởng bởi từ ý tưởng đến khi làm ra sản phẩm không dễ.
"Ngay cả bạn đang vận hành dự án nhưng gặp đối thủ cạnh tranh, vẫn có nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi", ông Hùng nhấn mạnh.
Trưởng đại diện của CyberAgent Ventures tại Việt Nam và Thái Lan - Dzung Nguyễn cho biết không ít mô hình đã được quỹ rót tiền khi vẫn còn là ý tưởng. Đến nay các dự án không chỉ phát triển trong nước và đã thâm nhập đến thị trường khu vực khu vực Đông Nam Á. Một trong nhiều lý do khiến quỹ sẵn sàn đầu tư là họ nhận thấy được tính khả thi của ý tưởng và đặc biệt ấn tượng với cá nhân người nghĩ ra mô hình.
“Anh phải làm mọi thứ để chứng minh cho nhà đầu tư là anh có thể làm bất cứ điều gì để thành công và anh cần sự hỗ trợ của chúng tôi”, ông Dzung nhấn mạnh.
Một khi đã thích thì hầu hết nhà đầu tư mạo hiểm không quan tâm bất cứ điều gì. Tuy nhiên, khi quỹ quyết định rót vốn là họ đang đầu tư về con người nhiều hơn là ý tưởng. Chỉ cần người sáng lập dự án tin tưởng, kiên trì không từ bỏ thì khả năng nhận được đầu tư trong tầm tay.
Đối với việc cạnh tranh giữa các dự án cùng chung ý tưởng, ông Dzung cho rằng đó là việc bình thường. Ngay cả CyberAgent Ventures có rất nhiều nhân viên đã tách ra khởi nghiệp và cạnh tranh trực tiếp với chính công ty cũ. Điều này, theo ông, là tốt bởi cạnh tranh công bằng mới có thể phát triển.
-
Nữ sinh 16 tuổi khởi nghiệp công ty riêng, được Forbes châu Á vinh danh
28/01/2024 2:11 PM16 tuổi bắt đầu kinh doanh, sau 2 năm, Rika Shiiki được Forbes '30 Under 30 châu Á' vinh danh là gương mặt tiêu biểu dưới 30 có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực truyền thông, marketing và quảng cáo.
-
Việt Nam đang trở thành trung tâm khởi nghiệp tiếp theo của châu Á
13/01/2022 4:51 PMQuan điểm Việt Nam đang dần trở thành cái nôi cho khởi nghiệp sáng tạo mới đây đã được một nhà đầu tư mạo hiểm dạn dày kinh nghiệm chia sẻ trên Bloomberg.
-
Thủ tướng chỉ đạo gấp về khôi phục sản xuất kinh doanh
04/10/2021 8:37 AMDoanh nghiệp thống nhất với UBND tỉnh, thành phố phương án sản xuất, đi lại, ăn ở của người lao động khi khôi phục sản xuất trong bối cảnh thích ứng với Covid-19.
-
Câu chuyện khởi nghiệp thành công của tỷ phú Hui Ka Yan
25/09/2021 8:45 AMTheo Bloomberg, Hui Ka Yan là tỷ phú bất động sản giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản ròng trị giá 35 tỷ USD và là người giàu thứ 26 trong danh sách tỷ phú thế giới.
-
Con đường đưa Israel thành quốc gia khởi nghiệp
05/09/2021 9:35 AMIsrael được mệnh danh là 'quốc gia khởi nghiệp'. Bởi lẽ số lượng công ty khởi nghiệp tính theo đầu người của quốc gia này nhiều nhất thế giới.
-
Điểm lại những tỷ phú Việt khởi nghiệp với mì gói
03/09/2021 3:16 PMKhông ít doanh nhân Việt sở hữu doanh nghiệp nghìn tỷ hiện nay đều từng khởi nghiệp với mì gói.