Cập nhật 02/12/2012 8:42 PM
Từng làm thuê, kể cả rửa xe và công nhân nhà máy cao su là bài học thực tế mà doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn chia sẻ tại đêm giao lưu Khởi nghiệp 2012 đã khiến không ít sinh viên vững vàng thêm ước mơ về một sự nghiệp thành đạt mai sau.

Được thực hiện đêm 30/11, tại TP Hồ Chí Minh, là một trong các vị khách mời của đêm giao lưu, ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Liên Thái Bình Dương đã có dịp chia sẻ về con đường trở thành doanh nhân của ông.

Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng

Người ta biết đến Jonathan Hạnh Nguyễn là một doanh nhân thành đạt với vai từng là thanh tra tài chính của hãng Boeng Mỹ. Hiện tại Johnathan Hạnh Nguyễn là chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP). Thế nhưng có lẽ ít ai biết, để chạm tới vinh quang này, ông cũng phải trải qua những ngày tháng cay đắng, làm thuê, mướn để kiếm tiền ăn học.

Kể về quá trình khởi nghiệp, những khó khăn và bài học kinh nghiệm, doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn chia sẻ câu chuyện mà theo ông “Chưa từng kể cho bà xã cũng như các con nghe bao giờ”.

Khi còn là sinh viên ở trường đại học Seatle, Mỹ, ông Jonathan Hạnh Nguyễn phải đi học, một thân một mình ở xứ người không có bà con để mượn tiền, ông đã phải đi làm 3, 4 nghề để có thể tự nuôi sống bản thân và có tiền lên giảng đường. Trời đông giá lạnh cũng phải chấp nhận rửa xe để có tiền đóng tiền học và sau đó tiếp tục đi làm đủ nghề để mưu sinh như làm thêm cho nhà máy cao su...

Tiết kiệm được một chút, ông Jonathan Hạnh Nguyễn ra trường và khi đó ông mua được một chiếc xe đi làm. “Lúc đó có tiền tôi cố gắng để tiết kiệm. Mọi người lập nghiệp còn có các Công ty, các mạnh thường quân giúp đỡ nhưng bản thân tôi lập nghiệp từ tay trắng và hiện nay tài sản là hơn 500 triệu USD, quá trình này rất là gay gắt”, ông Jonathan Hạnh Nguyễn nói.

Ông Jonathan Hạnh Nguyễn đang kể về con đường sự nghiệp của bản thân

Ông Jonathan Hạnh Nguyễn khuyên các bạn trẻ, đừng phí thời gian mà ngồi quán cà phê, cái gì đóng góp cho xã hội không chỉ là tiền bạc mà những việc làm tốt cho xã hội thì nên đóng góp. Đơn cử như việc gom giấy vụn bán cho các nhà máy giấy để lấy tiền phục vụ cho công tác xã hội sẽ tạo ra tiền đề tốt cho quá trình xin việc sau này. Khi đi xin việc, nhà tuyển dụng họ sẽ căn cứ vào quá trình đi làm thêm của các bạn cũng như những đóng góp cho cộng đồng, xã hội sẽ được đánh giá cao hơn những bạn chỉ có tấm bằng mà chưa từng làm thêm gì trong quá trình đi học.

Nếu cần, nhặt rác cũng sẽ làm

Ông Jonathan Hạnh Nguyễn không ngại ngần kể lại từ việc đi rửa xe, đến làm cho nhà máy cao su và rồi làm thuê cho hãng Boing. “Với tôi ban đầu tôi phải đi làm thuê để tích lũy kinh nghiệm ngay cả việc tôi đã từng làm cho hãng Boing là một hãng sản xuất máy bay rất lớn ở Mỹ sau đó chúng tôi đã phải bỏ hãng Boing khiến tất cả mọi người ngạc nhiên nhưng đó là cách tôi khởi nghiệp”, ông chia sẻ.

Vợ chồng Tăng Thanh Hà cũng tham dự buổi giao lưu

Sau gần chục năm trời mày mò, làm thuê có được số tiền Jonathan Hạnh Nguyễn mở một cửa hàng bán tạp hóa, bán đồ điện tử… Ông cho biết đã phải lái xe mỗi ngày 12 tiếng để lấy hàng về bán. Sau đó có một số vốn mở một dịch vụ khác nữa rồi đưa dịch đó về kinh doanh tại Philiphin, rồi về Việt Nam.

“Để có được như ngày hôm nay là một sự thành công mà tôi nghĩ rằng là không bột vẫn gột lên hồ mà sự thành công này tôi đã phải mất đi 30 năm”, ông nói.

Theo ông Jonathan Hạnh Nguyễn bày cho các bạn sinh viên rằng, không có nghề nào là xấu chỉ có người xấu. Chúng ta đừng có sợ người khác đánh giá mình nghèo hay làm những việc nhỏ, những việc có vẻ nhếch nhác… chúng ta hãy dứt bỏ mặc cảm của mình. Các bạn sinh viên sắp ra trường hãy làm thêm và xin giấy xác nhận tại nơi đã từng làm thì sau này khi ra trường sẽ có cơ hội được nhận vào làm việc cao hơn những bạn chỉ có tấm bằng mà chưa bao giờ đi làm.

Dẫn câu chuyện về bà tỷ phú rác thải giàu nhất Trung Quốc- có tài sản hàng tỷ USD để chia sể về kinh nghiệm làm giàu, ông nói : “Chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc thấp, đi từng bước, vừa học vừa làm để tích lũy kinh nghiệm. Không có nghề nào là xấu, chỉ có người xấu. Chúng ta đừng sợ người khác đánh giá mình nghèo hay làm những việc nhỏ, những việc có vẻ nhếch nhác… Chúng ta hãy dứt bỏ mặc cảm của mình. Có thể học những tấm gương khởi nghiệp đi lên từ nghề ve chai, nhặt rác như một nữ tỷ phú rác thải giàu nhất Trung Quốc. Tích tiểu thành đại, các bạn sẽ thành công!".

Theo Bích Ngọc (Đất Việt)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.