“Rác thải sẽ không chỉ là rác thải. Nó cần được xem là nguyên liệu thứ cấp và có một vòng đời mới. Con người cũng cần học hỏi từ thiên nhiên, tìm kiếm những quy trình có tính tái sinh nhiều nhất có thể...”.

Một trong những câu cầu xây từ nắp chai bia tái chế của Tiger

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững 2019 diễn ra ngày 12/9, nhiều ý kiến của đại diện các doanh nghiệp có mặt tại hội nghị cho rằng rác thải cần được xem như là một nguyên liệu tái chế và là tài nguyên thay vì không sử dụng đến và chôn lấp đi.

Cụ thể, theo ông Matt Wilson - Giám đốc Ngoại vụ cấp cao Heineken Việt Nam, rác thải sẽ không chỉ là rác thải. Nó cần được xem là nguyên liệu thứ cấp và có một vòng đời mới. Việc sản xuất cũng cần sạch hơn, thân thiện hơn với môi trường. Con người cũng cần học hỏi từ thiên nhiên, tìm kiếm những quy trình có tính tái sinh nhiều nhất có thể.

Ông Matt Wilson dẫn chứng về việc tái chế nắp chai bia của thương hiệu Tiger dù nhiều ý kiến cho rằng công việc này tốn rất nhiều thời gian và chi phí do phải đi gom từng nắp chai để tái chế.

Vị đại diện Heineken cho biết, quan niệm phát triển bền vững luôn đi kèm với tiêu tốn chi phí là chưa hẳn chính xác. "Thậm chí thực tế còn chứng minh điều ngược lại. Chẳng hạn như sử dụng năng lượng sinh khối để nấu bia đã giúp tiết kiệm chi phí mà không tốn thêm chi phí đầu tư", ông Matt Wilson nói.

Ông Matt Wilson khẳng định lại, bản chất của nền kinh tế tuần hoàn chính là tái sử dụng các phụ phẩm trong sản xuất thành nguyên liệu mới thay vì tìm kiếm và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Hay nói cách khác, chính là khi bạn sử dụng rác thải của doanh nghiệp khác làm đầu vào cho sản xuất.

Hội nghị phát triển bền vững 2019 với sân khấu sử dụng vật liệu tái chế

"Việc tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có này chắc chắn sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể so với khai thác tài nguyên từ thiên nhiên như trong nền kinh tế tuyến tính trước đây", ông Matt Wilson nói.

Quan điểm của ông Patrick Chung, Tổng Giám đốc Lee & Man cho rằng, ông không thích từ “rác”. “Nếu không sử dụng mà chôn lấp chúng là lãng phí tài nguyên. Hãy đưa chúng trở lại, chia sẻ với khách hàng", ông Patrick Chung nói.

Theo ông Patrick Chung, hiện tỷ lệ tái chế giấy tại Mỹ là 70 – 80%, Thuỵ Sỹ là hơn 80%, tuy nhiên, ở Việt Nam chỉ đang ở ngưỡng 50 – 55%, tạo ra một khoảng trống. Do vậy, doanh nghiệp này đang tập trung khai thác đoạn thị trường này khi nó mang lại đồng thời lợi ích cho cả doanh nghiệp và môi trường.

Đơn cử, 1 tấn bột giấy nguyên liệu làm từ gỗ sẽ tiêu tốn 23 cái cây, rất nhiều nước và hoá chất, phụ dẫn khác. Trong khi nếu dùng một nguyên liệu tái chế, tính riêng về nước, 35% nước được tiết kiệm. Nhưng tái chế là không đủ, ông Patrick Chung cho rằng cần quan tâm thêm cả khâu xử lý chất thải, đảm bảo an toàn khi phát thải ra môi trường.

Hạ An (BL)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.