Cập nhật 25/09/2015 1:25 PM
“Ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp thiếu vốn - vấn đề tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp ​nhỏ và vừa đang nổi cộm nên những mâu thuẫn rất cần phải tháo gỡ nhanh chóng để phát triển kinh tế đất nước, nền công nghiệp sản xuất ra giá trị gia tăng và vận hành theo cơ chế thị trường lành mạnh, minh bạch.”
Mặc dù rất thận trọng song tiến sỹ Trần Đại Lai không khỏi sốt ruột trước thực trạng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), khu vực chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động cả nước.
Tại hội thảo “Tín nhiệm tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng” do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức, ngày 24/9 tại Hà Nội, tiến sỹ Trần Đại Lai nhấn mạnh, việc các doanh nghiệp SME sử dụng tới hơn 51% lực lượng lao động, tạo ra trên 40% GDP đồng thời là khối kinh tế có tỷ lệ nợ xấu ngân hàng rất thấp so với phía doanh nghiệp lớn… mà chỉ sở hữu dưới 40% tổng nguồn vốn của khu vực công nghiệp, là một nghịch lý không thể tiếp tục kéo dài.
Ông Lai giải thích, nghĩa là không đầy 3% số doanh nghiệp còn lại chiếm quy mô vốn lên tới 64-68%, cũng là khu vực chiếm tỷ lệ nợ xấu cao. Theo chuyên gia này, đây là những con số biết nói, nó chỉ ra những thách thức rất lớn mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang phải đối mặt.
Đồng tình với quan điểm trên, Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đánh giá, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay rất thấp khi mà chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp SME tiếp cận được với vốn ngân hàng.
Ông Thành dí dỏm ví quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp phải là “quan hệ hữu tình,” song điều kiện cơ bản hiện lại do ngân hàng làm “chủ trò chơi.” Theo ông Thành, ngân hàng cũng nên lắng nghe, bởi cũng có lúc doanh nghiệp sẽ ra điều kiện với ngân hàng “không chỉ ông nhìn nhận ‘tôi đâu,' vì doanh nghiệp cũng có thể cho điểm với ngân hàng.
Trên thực tế, mặc dù các ngân hàng thương mại luôn quan tâm và coi khu vực doanh nghiệp SME là thị trường tiềm năng nhưng họ là phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện đảm bảo khoản vay của đối tượng khách hàng tiềm năng.
Trong khi doanh nghiệp SME nội lực lại yếu, thiếu các điều kiện đảm bảo tín dụng, đó chính là nguyên nhân khiến ngân hàng e ngại và dẫn đến việc các doanh nghiệp SME tiếp cận thị trường tín dụng nói riêng và thị trường tài chính nói chung cũng yếu theo.
Chỉ ra những vấn đề tồn tại, tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng, hiện doanh nghiệp vẫn dựa chủ yếu vào khai thác vốn vay từ phía ngân hàng, trong khi điều kiện tiếp cận nguồn vốn này không hoàn toàn thuận lợi và rộng khắp.
Một số doanh nghiệp không đủ điều kiện pháp lý do ngân hàng quy định, một số không đủ kiến thức và trình độ chuyên môn triển khai và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. Trái lại, những thủ tục vay vốn vẫn chưa thực sự thông thoáng, thiếu kịp thời…làm mất thời cơ của doanh nghiệp nên có một số doanh nghiệp lại không hăng hái hoặc chưa khai thác được nguồn vốn này.
Hội thảo 'Tín nhiệm tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng.' (Ảnh: PV/Vietnam+)
Thêm vào đó ông Kiêm còn chỉ ra những yếu tố bất lợi khác mà doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt, như môi trường kinh doanh cạnh tranh thiếu lành mạnh, chính sách và cơ chế kinh tế chung chưa thực sự bình đẳng.
“Những yếu thế thường thuộc về doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là vấn đề sử dụng đất đai, ưu đãi về vốn và cách tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Những tồn tại, khó khăn đó thời gian gần đây đã được Chính phủ phát hiện và tập trung xử lý nhưng chuyển biến và kết quả chưa tương xứng, khó khăn vẫn còn nhiều,” ông Kiêm ​phân tích.
Từ góc độ khác, theo tiến sỹ Trần Đại Lai, Việt Nam cần có một hành lang pháp lý để đỡ đầu cho các giải pháp mang tính chiến lược, tính cụ thể, minh bạch, sát thực tế và dễ xác định trách nhiệm hơn.
Cụ thể, các tổ chức tín dụng phải có quyền pháp định về việc được biết “tư cách” trả nợ của doanh nghiệp thông qua các kênh thông tin được kiểm duyệt một cách tin cậy liên quan đến hoạt động cấp và sử dụng vốn tín dụng (như giám sát lịch sử hoạt động và vay vốn của khách thông qua việc chuẩn hóa các quy định về thông tin cũng như hoạt động số hóa các thông tin).
Tại Hội thảo, đại diện Vụ Tín dụng các Ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng các giải pháp của ngành ngân hàng chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi có sự phối hợp nhịp nhàng từ các cơ quan, bộ ngành, hiệp hội và bản thân các doanh nghiệp.
Cụ thể, vị đại diện này kiến nghị, Chính phủ cần tăng cường hơn nữa các chính sách hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (sửa đổi, hoàn thiện cơ chế bảo lãnh vay vốn và hỗ trợ vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa).
Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện đồng bộ các giải pháp để đảm bảo chính sách hỗ trợ (như đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường pháp lý). Phía các các tổ chức tín dụng thì cần chủ động mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp SME trên cơ sở vừa đảm bảo hiệu quả, an toàn, xây dựng chính sách tín dụng riêng phù hợp với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thêm vào đó, đại diện phía Ngân hàng Nhà nước cũng không quên kêu gọi, các hiệp hội ngành nghề cần nâng cao vai trò, tầm ảnh hưởng của các Hiệp hội ngành nghề, làm cầu nối cho các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp SME tiếp cận nhau.
“Cuối cùng, bản thân các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tự hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý, điều hành doanh nghiệp, hoàn thiện hệ thống kế toán theo hướng minh bạch, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồng thời duy trì cơ cấu tài chính cân đối, lành mạnh quản lý chặt chẽ dòng tiền kinh doanh,” đại diện ​Ngân hàng nhà nước nhấn mạnh./.
Linh Chi (TTXVN)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam bị tấn công lừa đảo nhiều nhất Đông Nam Á

    Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam bị tấn công lừa đảo nhiều nhất Đông Nam Á

    25/08/2020 6:33 PM

    Trong nửa đầu năm 2020, Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về số lượng các vụ tấn công lừa đảo qua mạng nhắm vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  • 5 chiêu marketing tạo lợi thế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp địa phương

    5 chiêu marketing tạo lợi thế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp địa phương

    13/09/2017 3:16 PM

    Với lợi thế tiếp cận với người tiêu dùng dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn nhưng lại tiết kiệm công sức và chi phí hơn - tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) đang ngày càng chiếm ưu thế và dần thay thế marketing truyền thống. Đáng tiếc, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp địa phương lại chưa quan tâm đúng mức đến hình thức marketing này.

  • Khác biệt thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

    Khác biệt thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

    07/03/2017 3:16 PM

    Huyền thoại viết quảng cáo David Ogilvy từng có một đúc kết để đời: “Trung bình một người tiêu dùng xem 20.000 quảng cáo mỗi năm, thật tội nghiệp. Phần lớn quảng cáo đó đi qua trí nhớ của họ như nước đổ lá khoai. Hãy tung một điểm khác biệt đặc sắc vào quảng cáo của bạn, một tiếng vang có khả năng gắn kết vào tâm trí người tiêu dùng. Tiếng vang này sẽ là một thiết bị dễ nhớ hoặc một biểu tượng có liên quan - như chiếc vương miện trong quảng cáo của chúng tôi đã thực hiện cho Imperial Magazine”.

  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm thị trường “ngách” để cạnh tranh

    Doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm thị trường “ngách” để cạnh tranh

    30/05/2016 1:15 PM

    Năm 2016, tổng cộng có 93% dòng thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN về Việt Nam, trong đó chủ yếu thuộc về hàng tiêu dùng sẽ về 0%. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bán lẻ ngoại hiện chiếm hơn 50% thị phần tại Việt Nam và dự báo sẽ tăng trong thời gian tới. Với thực trạng trên, hàng Việt sẽ khó cạnh tranh nổi với các sản phẩm tương đồng đến từ các nước, đặc biệt hàng hóa có xuất xứ Thái Lan...

  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Bao giờ lớn?

    Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Bao giờ lớn?

    27/04/2016 7:56 AM

    Nhận định trong một báo cáo của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về "các chính sách, chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang thực hiện rời rạc và dàn trải" và "những hỗ trợ vẫn mang tính phân tán" rất đúng nếu nhìn vào số liệu thống kê.

  • Vì sao doanh nghiệp nhỏ và vừa khó lớn?

    Vì sao doanh nghiệp nhỏ và vừa khó lớn?

    07/04/2016 8:10 AM

    Qua khảo sát PCI 2015, hàng loạt rào cản khiến DNNVV khó lớn, như: chi phí không chính thức cao, gánh nặng tiếp đoàn thanh, kiểm tra…

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu Việt Nam. Cung cấp thông tin bất động sản, thông tin mới nhất thị trường nhà đất và mua bán nhà đất tại Việt Nam. Network CafeLand gồm có: CafeLand Nhà Đất, CafeLand TV, CafeLand Map, CafeLand Proptech….