Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, mặc dù gần đây giá xăng giảm liên tục nhưng thường mất khoảng vài ba tháng mới có hiệu ứng thực sự, đến khi đó không bắt thì các hãng vận tải cũng phải giảm giá cước vì họ phải cạnh tranh nhau.

TS. Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (NFSC).

Giá dầu không thể thấp hơn 40 USD

Trao đổi với BizLIVE, TS. Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (NFSC) cho rằng giá dầu không thể giảm mạnh nữa mà chỉ có thể giảm xuống ngưỡng xấp xỉ 40 USD/thùng rồi sau đó sẽ lên và nằm lâu ở mức 60 USD/thùng, và chiến lược khai thác dầu của Việt Nam sẽ không thay đổi.

Tuy nhiên, diễn biến giá dầu sẽ liên quan đến chiến lược năng lượng của nhiều quốc gia lớn như Mỹ kiên quyết hạn chế nhập khẩu, dùng công nghệ để giải quyết 2 vấn đề: tinh chế dầu hiện có với hiệu quả cao hơn và công nghệ mới để không dùng đến dầu.

Một loạt quốc gia như Brazil, Ấn Độ , Trung Quốc,… tiêu thụ dầu giảm mạnh. Theo ông, ngưỡng tăng trưởng của các quốc gia này đã kịch đường ray, muốn đẩy tăng trưởng hơn nữa thì cần trả chi phí rất lớn mà một trong những chi phí lớn nhất là chi phí năng lượng.

Đổi mới toàn bộ công nghệ để sử dụng năng lượng tí hơn, đi vào năng lượng gió, năng lượng sạch, giảm chi phí ít hơn thì mới cạnh tranh được các nước phát triển như Mỹ, châu Âu.

Công nghệ để chế biến xăng rẻ hơn cộng với công nghệ dùng xăng ít hơn dồn lại thì giá xăng dầu không thể lên 100 USD/thùng như cũ được mà chỉ ở mức 60 USD/thùng.

Đánh giá về việc dự toán ngân sách Bộ Tài chính dựa trên mức giá dầu 100 USD/thùng, ông Nghĩa cho rằng mức dự toán đó chắc sẽ phải được điều chỉnh.
Sắp tới, hãng vận tải sẽ phải tự giảm giá cước
Ông đưa ra phép tính, giá dầu giảm 1% làm cho GDP tăng lên 0,9%, vậy nếu giá dầu giảm 10%, thì GDP sẽ tăng xấp xỉ 1%. Điều này có nghĩa giá dầu tác động đến chi phí của nền kinh tế rất lớn, tạo ra hệu ứng lan tỏa rất mạnh, đó là phục hồi tổng cầu của toàn thế giới

Theo ông, không chỉ có Việt Nam, mà toàn thể nền kinh tế thế giới đều được hưởng lợi.

Tuy có những nước sản xuất dầu bị thiệt vì mức giá bán hiện nay thấp hơn nhiều so với trước đây, nhưng những nước khai thác dầu trên cạn chi phí rất thấp, tính ra khoảng 13-14 USD/thùng, thì họ vẫn lãi.
Việt Nam khai thác dầu trên biển nên chi phí cao hơn, khoảng 33-35 USD/thùng, nên với mức giá 45 USD/thùng hiện tại thì vẫn đảm bảo.
Ông cho biết thêm vừa qua, NHNN tăng tỷ giá 1% có tác động chống giảm thu ngân sách, bởi vì khoản thu ngân sách bằng USD bao giờ cũng quy ra VND, tỷ giá tăng thì ngân sách có lợi.
Đánh giá về tác động của việc giá dầu giảm đến giá cả trên thị trường, cụ thể là giá cước vận tải, ông Nghĩa cho rằng thường mất khoảng vài ba tháng mới có hiệu ứng thực sự, đến khi đó không bắt thì các hãng vận tải cũng phải giảm giá cước, do họ phải cạnh tranh nhau.
Ông cho rằng nếu xăng dầu tăng trở lại, sẽ không có chuyện giá hàng hóa tăng vọt lên và dự đoán lạm phát năm nay sẽ ở mức khoảng 4%.
Hồng Hải (BizLive)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.