Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: THX
Với thế giới
Đội ngũ lãnh đạo mới của Trung Quốc là ai luôn thu hút sự quan tâm. Trung Quốc là một câu chuyện thành công toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng giúp hàng trăm triệu người thoát nghèo, đồng thời thúc đẩy cả kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, sự thần kỳ kinh tế trong các thập niên qua đang giảm sút, một tầng lớp trung lưu mới và hàng chục triệu người di cư vùng nông thôn đang mong đợi một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bắc Kinh cũng có tranh chấp căng thẳng về chủ quyền lãnh thổ với Nhật Bản và một số láng giềng khác, cũng như bất đồng với Mỹ và một số cường quốc khác về các vấn đề như cuộc chiến tại Syria, biến đổi khí hậu…Theo giới phân tích, Trung Quốc cũng đang tìm kiếm vai trò lãnh đạo trên thế giới.
Lãnh đạo mới, thay đổi nào
Thật khó để đoán biết những gì diễn ra sau cánh cửa đóng kín của nền chính trị Trung Quốc. Người dân nước này cũng như những phần còn lại của thế giới đều mông lung về các chính sách mới. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ diễn ra dần dần. Thay đổi chính sách có xu hướng nhỏ, từng bước thay vì sắc nét, nhanh chóng.
Ví dụ như việc chuyển đổi chính trị hiện tại, đã được dự định từ lâu, với hai trong số các nhà lãnh đạo trẻ được giới thiệu vào đội ngũ lãnh đạo hiện tại từ 5 năm trước đây.
Ai là lãnh đạo mới
Mặc dù không được chính thức công bố, nhưng phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là người sẽ kế nhiệm vị trí Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc sau khi đại hội toàn quốc của đảng khai mạc ngày 8/11. Phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường được cho là người sẽ trở thành thủ tướng, đứng đầu chính phủ và là vị tổng chỉ huy về kinh tế đất nước. Ông Tập và ông Lý là những thành viên trẻ nhất trong đội ngũ lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc kể từ năm 2007.
Thông tin lãnh đạo mới
Tập Cận Bình, 59 tuổi và Lý Khắc Cường 57 tuổi, xuất thân từ những vị trí rất khác nhau. Phó chủ tịch Tập là thành viên trong một gia đình danh giá, cha là một trong những người sáng lập nước Trung Quốc và từng đóng vai trò phó thủ tướng từ 1959 - 1962. Còn phó thủ tướng Lý đến từ một gia đình viên chức trung lưu. Cả hai đều lao động ở vùng nông thôn thời Mao Trạch Đông ra chính sách đóng cửa trường học.
Quá trình học đại học và bắt đầu sự nghiệp của họ phần lớn là trong kỷ nguyên cải cách thị trường của Trung Quốc - thời điểm nước này khá thịnh vượng và tương tác với phần còn lại của thế giới. Khó biết chính xác về ưu tiên chính sách của họ.
Điều gì thực sự sẽ thay đổi
Các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những vấn đề lớn, như tham nhũng hoành hành, mối quan hệ căng thẳng với Mỹ, phân cấp giàu nghèo trong xã hội, yêu cầu cấp bách cải tổ cơ cấu kinh tế cũng như chính trị... Phó chủ tịch Tập Cận Bình được các quan chức Mỹ mô tả là người thoải mái và tự tin. Phó thủ tướng Lý nói tiếng Anh khá trôi chảy, có thể trò chuyện trao đổi với các quan chức nước ngoài tới thăm mà không cần phiên dịch.
-
TQ thay lãnh đạo, tại sao quan trọng với thế giới?
08/11/2012 1:08 PMTháng tới, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và hầu hết các nhà lãnh đạo đảng của Trung Quốc sẽ bắt đầu chuyển giao quyền lực cho những người kế nhiệm trong cuộc thay đổi cả thập kỷ.
-
Chân dung Hồ Cẩm Đào
27/12/2011 10:03 AMĐiềm đạm, bình tĩnh, nhã nhặn, trí nhớ siêu việt… là những gì báo chí phương Tây bình luận về tính cách của Chủ tịch nước - Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, từ bài viết của Melinda Liu (Newsweek), Matthew Forney (Time), Joseph Kahn (New York Times) đến Henry Chu (Los Angeles Times). Thăng tiến nhanh trong sự nghiệp chính trị (trẻ tuổi nhất ở hầu hết cương vị được bổ nhiệm), Hồ Cẩm Đào là “một trong những gương mặt hứa hẹn nhất của thế hệ thứ tư” – như lời cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bìn