Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp VN 2014 - Ảnh: Mạnh Quân
Đó là nhận xét chung của đại diện nhà tài trợ cho VN, các nhà đầu tư tại Diễn đàn Doanh nghiệp VN (VBF) 2014, một hoạt động thường niên trước thềm hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho VN (CG) do Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Kế hoạch - Đầu tư tổ chức tại Hà Nội, hôm qua 2.12.
Ông Khalid Muhmood, đại diện cho nhóm công tác giáo dục đào tạo (của CG) gây bất ngờ khi chiếu lên màn hình lớn hình ảnh nhân viên một cơ sở giáo dục nước ngoài phải ôm 6 bộ hồ sơ lớn lên một cơ quan cấp sở để báo cáo. “Không ở đâu trên thế giới, người ta phải bê ngần này hồ sơ chỉ để báo cáo là tôi đang làm cái việc đã được cấp phép và đang làm tốt”, lời bình luận của ông gây cười râm ran tại hội trường. Theo ông Khalid Muhmood, các quy trình, thủ tục cho nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục ở VN là “vô cùng phức tạp và phiền hà”. Ví dụ, trước đây, để thành lập một cơ sở giáo dục đào tạo tại VN, nhà đầu tư phải có 2 loại giấy phép: giấy phép đầu tư và giấy phép hoạt động. Nhưng Nghị định 73/NĐ-CP hiện hành lại yêu cầu 3 giấy với các thủ tục pháp lý và hồ sơ cấp phép tương tự nhau. Điều này dẫn đến việc thanh tra, kiểm tra 3 lần với một cơ sở giáo dục với 3 cơ quan chức năng khác nhau.
Ở lĩnh vực bất động sản, ông David Lim, trưởng nhóm công tác về đất đai, cho biết hiện theo quy định, nhà đầu tư nước ngoài muốn thực hiện dự án phải có giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, trước khi được cấp giấy này, họ phải có các tài liệu: quyết định chỉ định nhà đầu tư; thiết kế cơ sở, phê duyệt quy hoạch, chấp thuận đầu tư... “Thường phải mất 160 ngày để có các tài liệu trên, chưa kể thời gian chuẩn bị trong khi nhà đầu tư thậm chí không biết dự án của mình có được cấp phép hay không”, ông David Lim nói và đề xuất “tất cả những dạng văn bản dưới luật phải được loại bỏ. Chính sách chung phải được thực thi ở cấp cơ sở”.
Ở lĩnh vực chứng khoán, theo ông Dominic Scriven, trưởng nhóm công tác thị trường vốn của CG, 10 tháng đầu năm nay, thị trường chứng khoán (TTCK) VN chỉ thu hút được 150 triệu USD vốn ngoại. “TTCK của VN rất có tiềm năng phát triển nhưng những quy định hạn chế về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài quá thấp, khiến thu hút vốn qua TTCK không tương xứng với mức độ thu hút vốn FDI (10 tháng đạt trên 10 tỉ USD). Như việc cổ phần hóa Vietnam Airlines vừa qua, tỷ lệ bán ra chỉ 2,5%. Chúng tôi nghĩ đó là trò đùa. Để thúc đẩy TTCK, Chính phủ nên định hướng bán cổ phần ở doanh nghiệp (DN) từ 40 - 60%”, ông này nói.
Chia sẻ điều này với các nhà đầu tư, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), cho biết theo khảo sát mới đây của VCCI, chỉ khoảng 9% DN có thể dự đoán được việc thực thi của tỉnh đối với quy định pháp luật của T.Ư. Các DN phản ánh, có sự trở lại của tư duy quản lý kiểu cũ tại một số ngành, lĩnh vực. “Tại cuộc gặp gỡ của Thủ tướng với cộng đồng DN đầu năm nay, Thủ tướng nói, ông cảm thấy nóng ruột, nhưng càng đi xuống dưới bộ máy công quyền thì càng nguội đi. Tới nhiều công chức cơ sở thì dường như không có việc gì xảy ra”, ông Lộc nói.
Trả lời của các bộ: vẫn ở thì... tương lai !
Đối thoại với các nhóm tư vấn của CG, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, trả lời các ý kiến một cách rất ngắn gọn, thường là tự ca ngợi những việc mình đã làm được còn những việc để giải quyết vướng mắc, ách tắc của nhà đầu tư luôn ở thì... tương lai. Trả lời ông Khalid Muhmood, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, bộ sẽ hướng dẫn với việc thành lập các cơ sở giáo dục nước ngoài tùy từng hồ sơ sẽ có quy định khác nhau: việc thành lập đại học sẽ do Thủ tướng quyết định, còn cấp thấp hơn sẽ do các giám đốc sở GD-ĐT quyết định. Giải đáp thắc mắc của ông David Lim, trưởng nhóm về đất đai, ông Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cũng trả lời ngắn gọn là hiện nay, chính sách của VN là quyền tiếp cận đất đai của nhà đầu tư nước ngoài và trong nước được đảm bảo bình đẳng, như nhau.
Riêng Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước Vũ Bằng đã làm hài lòng câu hỏi của ông Dominic Scriven đôi chút khi cho biết: “Hiện nay và sắp tới, các chính sách sẽ được quy định, nới rộng theo đó, quy định rõ những lĩnh vực nào phải hạn chế, những lĩnh vực nào sẽ được nới room (tỷ lệ được sở hữu vốn tại DN của VN) lên 60%”.








-
Không phải vàng, Warren Buffett tiết lộ khoản đầu tư tiềm năng ‘sinh lời vô hạn’, không sợ lạm phát bào mòn, không sợ bị đánh thuế
25/05/2025 5:47 PMHuyền thoại giới đầu tư Warren Buffett đã nhiều lần nhắc đến khoản đầu tư “không sợ lỗ” này.
-
500 tỷ USD Apple công bố đầu tư sẽ “chảy” vào đâu?
25/02/2025 1:40 PMTrong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ông lớn công nghệ, Apple vừa khiến cả thế giới kinh ngạc khi công bố kế hoạch đầu tư lên đến 500 tỷ USD tại Mỹ.
-
Ba công ty công nghệ hàng đầu thế giới “bắt tay” thành lập công ty mới, đầu tư 500 tỉ USD vào AI và tạo ra 100.000 việc làm
22/01/2025 5:25 PMNgày 21/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng ba tập đoàn công nghệ hàng đầu đã công bố dự án hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) lớn nhất lịch sử Mỹ, với tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 500 tỷ USD trong vài năm tới. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến lớn trong cuộc đua công nghệ toàn cầu, với mục tiêu khẳng định vị thế dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực AI.
-
Elon Musk đầu tư "khủng" vào xAI thúc đẩy tham vọng AI và tự lái hoàn toàn cho Tesla
30/11/2024 8:35 PMTỷ phú Elon Musk tiếp tục khẳng định quyết tâm chinh phục lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi huy động thành công 6 tỷ USD cho công ty AI do ông sáng lập, xAI. Đây là khoản đầu tư lớn, tập trung vào việc tăng cường năng lực AI nhằm hỗ trợ các dự án đầy tham vọng như tự lái hoàn toàn (FSD) cho Tesla.
-
Khởi động lại dự án đã “đắp chiếu”, tài chính chủ đầu tư Cocobay Đà Nẵng ra sao?
09/05/2024 11:52 AMMới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển và Xây dựng Thành Đô (Tập đoàn Empire) vừa có văn bản báo cáo Sở Xây dựng Đà Nẵng về thời gian tái khởi động dự án Cocobay Đà Nẵng. Theo đó, dự án sẽ triển khai trở lại trong tháng 5/2024.
-
Apple cam kết nâng các khoản chi tại Việt Nam
15/04/2024 10:15 AMTrong chuyến thăm vào rạng sáng ngày 15/4, CEO Tim Cook cho biết Apple sẽ nâng các khoản chi cho nhà cung cấp, cùng với tiến triển mới trong sáng kiến hỗ trợ nước sạch cho trường học địa phương.