Ông Võ Thành Trung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Sơn Sông Hinh.
Không chỉ lớn về quy mô, hiệu quả kinh doanh của Vĩnh Sơn-Sông Hinh cũng đáng nể. Trong khi phần lớn doanh nghiệp đang ngập chìm trong khó khăn, thậm chí thua lỗ thì tại Vĩnh Sơn-Sông Hinh tỉ suất lợi nhuận luôn đạt trên hai con số. Năm 2011, tổng doanh thu của công ty này đạt 597 tỉ đồng và lợi nhuận ròng là 329 tỉ đồng. Tỉ suất trên 55%. “Kinh doanh thủy điện không bao giờ lỗ. Chỉ là lời ít hay lời nhiều", ông Võ Thành Trung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Sơn Sông Hinh, đã cho biết như vậy khi trao đổi với NCĐT.
Nhưng tại sao nhiều doanh nghiệp thủy điện lại kêu lỗ?
Thủy điện là lĩnh vực kinh doanh không cạnh tranh tại Việt Nam. Ít nhất từ nay đến năm 2015, doanh nghiệp làm ra bao nhiêu điện cũng được mua bấy nhiêu. Vấn đề đầu ra không phải lo. Khi lập dự án, các chủ đầu tư đã tính toán hết, nếu lỗ họ đã không làm và cũng không ai duyệt dự án. Sở dĩ họ kêu lỗ là do lãi suất gần đây tăng cao, nên với những doanh nghiệp sử dụng vốn vay nhiều, khoản lợi nhuận sẽ bị lãi vay gặm hết.
Ông nghĩ gì về việc nhiều tập đoàn của ViệtNam đầu tư vào thủy điện?
Tôi nghĩ họ chọn thủy điện vào rổ danh mục đầu tư là hợp lý. Nhà máy chưa đi vào hoạt động đã được Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ký hợp đồng mua điện với mức giá bảo đảm có lãi cho nhà đầu tư. Đầu tư vào thủy điện không tăng trưởng đột biến nhưng lại đảm bảo dòng tiền ổn định cho doanh nghiệp.
Công ty có dự định phát triển sang lĩnh vực khác?
Chiến lược phát triển của Vĩnh Sơn Sông Hinh là chỉ tập trung vào thủy điện. Trong ngắn hạn, Công ty sẽ nâng cao năng lực hồ chứa để tăng sản lượng. Từ năm 2008 trở lại đây, trong khi nhiều dự án thủy điện bị thiếu nước, chúng tôi luôn có đủ nước để sản xuất.
Về dài hạn, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển thêm các dự án khác để duy trì tăng trưởng. Hiện nay, Công ty thực hiện dự án Thượng Kon Tum, Vĩnh Sơn 2 và 3, dự án Đồng Cam. Dự kiến đến cuối năm 2014, khi nhà máy Thượng Kon Tum đi vào hoạt động, công suất của Công ty sẽ được nâng thêm 220 MW nữa.
Công ty huy động vốn từ đâu để thực hiện các dự án này?
Trước mắt chúng tôi sẽ phát triển dự án Thượng Kon Tum. Tổng vốn đầu tư cho dự án này là khoảng 5.700 tỉ đồng. Vốn đối ứng của Công ty là 30% và vốn vay là 70%.
Hiện nay, Công ty có khoảng 1.000 tỉ đồng tiền mặt. Từ nay đến năm 2014, Công ty cố gắng tích lũy lợi nhuận để có 1.700 tỉ đồng, đảm bảo 30% vốn cho dự án. Về khoản vay 70%, chúng tôi dự định vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các nhà thầu thiết bị. Chúng tôi cũng kỳ vọng sẽ huy động được từ 1.000-1.500 tỉ đồng từ việc phát hành trái phiếu chuyển đổi.
Khả năng thành công của việc phát hành trái phiếu như thế nào?
Tôi nghĩ khả năng phát hành trái phiếu sẽ thành công. Những năm trước đã có nhiều nhà đầu tư đến tỏ ý muốn đầu tư vào dự án này vì tính hấp dẫn của nó. Đây là dự án có cột nước cao nhất Việt Nam với 944 m. Với công suất 220MW, nhưng dự kiến nhà máy này sẽ cho ra 1,1 tỉ kwh điện. Có thể nói thế này, ví dụ như ở các NM thủy điện có cột nước thấp phải cần ít nhất từ 3 đến 4 khối nước mới cho ra 1 kwh điện, trong khi tại dự án này chỉ cần khoảng 0,5 khối là đã cho ra 1 kwh. Tại Việt Nam chưa có dự án nào mà suất tiêu hao thấp như vậy.
Công ty có một khoản vay bằng USD để xây dựng thủy điện ở Phú Yên. Việc tiền đồng trượt giá so với USD có gây khó khăn cho Công ty?
Hiện nay, số nợ này còn khoảng 12 triệu USD. Đây là khoản vay được tài trợ bởi ngân hàng Bắc Âu cho dự án Sông Hinh theo chương trình của Chính phủ nên lãi suất rất thấp, chỉ khoảng 1,35%/năm, chủ yếu là phí quản lý.
Còn vấn đề trượt giá của tiền đồng đã được quy định rõ trong Thông tư số 41 của Bộ Công Thương về cơ chế điều chỉnh giá. Theo đó, những vấn đề trượt giá, phí môi trường, thuế tài nguyên sẽ được điều chỉnh trong giá mua điện hằng năm cho doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp thủy điện chê giá mua của Tập đoàn Điện lực thấp. Vĩnh Sơn Sông Hinh đàm phán giá như thế nào?
Thực ra Vĩnh Sơn Sông Hinh cũng gặp khó khăn trong vấn đề đàm phán giá bán điện. Sau khi cổ phần hóa vào năm 2005, hợp đồng mua bán điện của Vĩnh Sơn Sông Hinh bán cho Tập đoàn điện lực Việt Nam là 476 đồng/kWh vào mùa mưa và 580 đồng vào mùa khô, có hiệu lực đến 31.12.2008. Hiện nay, chúng tôi đàm phán tăng thêm mười mấy đồng nhưng vẫn chưa thỏa thuận được. Kể từ năm 2009, Công ty bán điện với đơn giá 563 đồng/kWh. Kể từ năm 2010, doanh thu của Vĩnh Sơn Sông Hinh đang được tạm tính bằng 90% của đơn gía bình quân là 563 đồng/kwh.
Tập đoàn Điện lực đã tăng giá bán điện nhưng vì sao họ vẫn không tăng giá mua?
Mua với giá đó mà họ đã kêu lỗ nên nếu tăng giá mua vào, chắc chắn giá bán ra sẽ tăng nữa. Kinh doanh thủy điện, với giá mua và bán như vậy, Tập đoàn Điện lực sẽ có lời, nhưng do kinh doanh nhiệt điện họ lỗ nên thủy điện phải bù qua. Ngoài ra, theo tôi, chính sách bán hàng của Tập đoàn cũng chưa phù hợp.
Rủi ro trong đầu tư kinh doanh thủy điện là gì?
Đó là phụ thuộc vào thời tiết. Hiệu suất hoạt động của nhà máy thủy điện phụ thuộc vào nước. Trữ lượng nước trong hồ chứa sẽ không đủ cho nhà máy hoạt động nếu xảy ra hạn hán kéo dài.
-
Nữ doanh nhân gốc Hải Phòng được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Google Việt Nam là ai?
07/12/2024 12:22 PMMới đây, Google thông tin thành lập công ty chính thức tại Việt Nam và bổ nhiệm một nữ doanh nhân gốc Hải Phòng chuyên về các vấn đề pháp lý vào vị trí lãnh đạo cao cấp nhất.
-
Ngày 23/12 khởi tranh Môn Việt Dã Doanh nhân tranh giải Nu Skin Việt Nam
07/12/2023 6:05 PMNgày 23/12 tới đây, Môn Việt Dã Doanh nhân tranh giải Nu Skin Việt Nam thuộc Đại Hội Thể Thao Doanh Nhân Olympic 2030 lần thứ 8 sẽ chính thức khởi tranh vào buổi sáng tại Thảo Cầm Viên, Quận 1, TP.HCM.
-
Chân dung ông chủ doanh nghiệp bất động sản đang nắm trong tay 6.387ha đất
20/04/2023 2:36 PMTừ khi sáng lập, ông Đặng Thành Tâm đã đưa Tập đoàn Kinh Bắc trở thành một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp với 17 công ty con trực tiếp và gián tiếp. Tính đến cuối năm 2022, Kinh Bắc đã tạo lập 6.387ha đất, chiếm 5,2% quỹ đất khu công nghiệp của cả nước.
-
Hơn 300 doanh nghiệp Việt Nam là nạn nhân chiến dịch tấn công mạng có chủ đích
04/04/2023 2:29 PMBKAV ghi nhận có hơn 300 doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có nhiều tổ chức tài chính lớn có thể là nạn nhân của chiến dịch tấn công mạng có chủ đích (APT) mới đây.
-
Tổng giám đốc FPT được bầu làm Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam
13/03/2023 8:30 AMNgày 10.3 tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Hội nghị Ủy ban Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam lần thứ 3, khóa 7 để tổng kết hoạt động hội năm 2022 đồng thời ra mắt Chủ tịch danh dự Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam.
-
Top 10 doanh nhân dẫn đầu thị trường chứng khoán Việt Nam 2021
31/12/2021 4:14 PMBất chấp COVID-19, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có một năm giao dịch thăng hoa, với nhiều kỷ lục được ghi nhận, nhiều cổ phiếu bứt phá mạnh vượt đỉnh, thậm chí tăng bằng lần.