CafeLand - “Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển vì không thể đi ngược lại xu hướng của thế giới được” đó là những nhận định của bà Đỗ Thị Thúy Hằng – Tổng Giám Đốc công ty thương mại điện tử VI VU, công ty chuyên đặt phòng khách sạn online trên khắp thế giới cho người Việt.

Bà Đỗ Thị Thúy Hằng – công ty thương mại điện tử VI VU (trái) và ông Lê Trí Thông – Phó Tổng Giám Đốc Ngân hàng Đông Á

Là một người từng tốt nghiệp trường Đại học Harvard, Mỹ và từng làm việc cho nhiều tập đoàn nước ngoài lớn tại sao về nước bà lại chọn khởi nghiệp ở lĩnh vực kinh doanh TMĐT?

Tôi từng có 9 năm học tập và làm việc ở Mỹ và từng làm việc ở nhiều tập đoàn như UBS, Barclay Captital và Ngân hàng Lehman Brothers trước khi sụp đổ vào năm 2008. Sau khi ngân hàng Brothers sụp đổ tôi đã quyết định về nước và đầu quân vào công ty thương mại điện tử VIVU nhằm tìm kiếm sự khác biệt với lĩnh vực được đào tạo. Rất nhiều người thắc mắc tôi học hành bài bản thế mà đi làm du lịch, mà còn online nữa nhưng bản thân tôi khá hài lòng với lựa chọn này vì nghĩ rằng lĩnh vực này có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

Đồng thời tôi thấy khủng hoảng kinh tế thế giới lại là cơ hội cho tôi cũng như các bạn bè của tôi có cơ hội để nhìn lại, suy nghĩ về tương lai nhiều hơn. Có người thì tiếp tục học tiếp, có người thì đầu quân cho các tập đoàn nước ngoài và có người cũng giống như tôi chấp nhận quay trở về nước bắt đầu lại công việc kinh doanh và chờ đợi thành công.

Bà có gặp khó khăn gì trong quá trình khởi nghiệp không?

Khi mới về nước làm việc trở ngại lớn nhất của tôi là làm quen với cách làm việc của mọi người, mối quan hệ giữa người và người, mối quan hệ ở châu Á rất khác với các nước phương Tây. Đồng thời cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho tôi không đẩy nhanh tiến độ kinh doanh như mình mong muốn. Và khó khăn nữa của tôi là cố gắng giữ được sức bật của mình thật tốt, cho dù ngày hôm nay không làm được nhưng mai sẽ làm được đây là điều rất khó. Tôi cũng cho rằng làm việc trong môi trường Việt Nam sẽ tạo cho mình sức bền hơn và điều này rất khó có ở môi trường kinh doanh nước ngoài.

Mặc dù Ivivu đã hoạt động được 3 năm rồi (từ năn 2010) nhưng tôi chỉ mới làm việc ở đây được hơn 1 năm, nên trong quá trình khởi nghiệp tôi có may mắn là trước đó đã có 1 người setup mọi thứ rồi nhưng khi đến Ivivu tôi vẫn tiến hành làm mới liên tục.

Tại sao bà không làm một kế hoạch thật tốt rồi đi theo hướng đó mà cứ liên tục thay đổi?

Sở dĩ tôi thay đổi liên tục vì tôi muốn hướng theo nhu cầu của người tiêu dùng vì thế khi có sự thay đổi nào tôi lại bắt đầu làm mới hết và cứ như thế 6 tháng tôi tiến hành làm mới lại một lần. Thứ hai là lĩnh vực tôi làm là kinh doanh TMĐT vì thế tất cả giao dịch đều thực hiện trên website. Chúng tôi không có sản phẩm mà chỉ bán dịch vụ vì vậy phải làm mới liên tục các sản phẩm dịch vụ để thu hút sự chú ý của khách hàng. Thứ ba là tôi phải thay đổi liên tục vì sự cạnh tranh bên ngoài rất khốc liệt, đồng thời còn chịu sức ép của khách hàng, đối tác nữa.

Bà từng nói rằng mặc dù kinh tế khó khăn nhưng người dân Việt Nam vẫn đi du lịch, bà có thể giải thích thêm về ý kiến này không?

Tôi được biết ngành du lịch Việt Nam không được ưu tiên là ngành kinh tế mũi nhọn nhưng có tốc độ tăng trưởng liên tục mỗi năm tăng 30%. Theo chúng ta quan sát thì dù kinh tế khó khăn nhưng ngành du lịch không sụt giảm, thậm chí các doanh nghiệp chỉ cần làm ở mức trung bình thì vẫn đảm bảo được tốc độ tăng trưởng.

Đồng thời, tôi nhận thấy rằng Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành này vì nước ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, đây là ngành đảm bảo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động và đóng góp từ 5 - 7% GDP toàn quốc.

Trên thế giới có nhiều người giàu bằng cách kinh doanh online nhưng ở Việt Nam có vẻ như điều này rất khó, Bà nghĩ sao về nhận định này?

Ông Lê Trí Thông – Phó Tổng Giám Đốc Ngân hàng Đông Á cho rằng: Tiền năng kinh doanh TMĐT ở Việt Nam ngày càng nhiều hơn, khi nền kinh tế dần dịch chuyển từ dưới đất chuyển lên trên mạng internet, nhưng để tạo ra người siêu giàu như các tỷ phú thế giới làm giàu online thì rất khó vì dòng tiền đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam chỉ có mấy triệu USD vì thế không thể tạo ra được bong bóng để đưa các doanh nhân thành tỷ phú được.

Nếu như nói đến công nghệ thì nhiều người sẽ nghĩ đến Facebook, Google nhưng tôi luôn nhìn nó ở góc độ nền tảng, đó là số lượng người dùng điện thoại. Nếu như bạn quan sát thì ở Việt Nam có tốc độ sử dụng điện thoại rất cao, kể cả điện thoại bàn và di động. Theo nhiều cuộc khảo sát thì 35% dân số dùng điện thoại di động, trung bình cứ 1,3 cái/người và con số người dùng smatphone sẽ liên tục tăng trong thời gian tới.

Sở dĩ tôi nói vấn đề này vì điện thoại thông dụng đến mức ngay cả người bán hàng trên hè phố hay dân công sở đều sử dụng và khi khách hàng cần thì cứ gọi là sẽ có hàng giao đến, đó chính là công nghệ đã đem lại doanh thu cho họ. Đồng thời kênh bán hàng Facebook trở nên cực kỳ hiệu quả như các shop online.

Có thể nói TMĐT mới phát triển mạnh ở Việt Nam trong thời gian gần đây và chịu áp lực cạnh tranh khá lớn từ các công ty nước ngoài nhưng tôi vẫn tin đây là xu hướng chung của thị trường và không thể đi ngược với xu hướng thế giới được vì thế đây vẫn là một mảnh đất màu mỡ của nhiều người. Nhưng kinh doanh TMĐT ở Việt Nam không đơn thuần là lên mạng mua hàng như các nước khác mà nó khá giống mô hình TMĐT ở Trung Quốc đó là người tiêu dùng sẽ tìm kiếm thông tin trên mạng, sau đó mới gọi điện đặt hàng. Đây là mô hình kết hợp giữa TMĐT chính thống và mô hình bán lẻ ở Việt Nam.

Gia Bảo
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Ba bạn trẻ Việt trò chuyện với Tổng thống Obama là ai?

    Ba bạn trẻ Việt trò chuyện với Tổng thống Obama là ai?

    24/05/2016 10:53 PM

    Trong buổi Tổng thống Obama đối thoại với giới startup Việt chiều 24/5 tại TP HCM, ba người trò chuyện với ông chủ Nhà Trắng là Lê Hoàng Uyên Vy, Đỗ Thị Thúy Hằng và Khoa Phạm.

  • Thương mại điện tử sẽ tiếp tục đi lên theo xu hướng của thế giới

    Thương mại điện tử sẽ tiếp tục đi lên theo xu hướng của thế giới

    30/09/2013 8:51 AM

    CafeLand - “Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển vì không thể đi ngược lại xu hướng của thế giới được” đó là những nhận định của bà Đỗ Thị Thúy Hằng – Tổng Giám Đốc công ty thương mại điện tử VI VU, công ty chuyên đặt phòng khách sạn online trên khắp thế giới cho người Việt.

  • Nữ CEO Việt chia sẻ 'ý tưởng lớn' với cựu Thủ tướng Anh

    Nữ CEO Việt chia sẻ 'ý tưởng lớn' với cựu Thủ tướng Anh

    13/06/2013 4:29 PM

    Đỗ Thị Thúy Hằng là CEO một công ty đặt phòng khách sạn trên khắp thế giới cho người Việt. Cô mong muốn đem công nghệ áp dụng vào ngành du lịch để mở cửa với bạn bè thế giới và tạo thêm việc làm trong nước.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.