Anil Ambani. Ảnh: Bloomberg
Một lực lượng doanh nhân tự thân mới của Ấn Độ đang bước vào hàng ngũ giàu có, bù lại hàng tỷ USD mất đi vì gánh nặng nợ nần của thế hệ doanh nhân cũ. Điều đó cũng góp phần giúp số người siêu giàu của nước này đang tăng trưởng thuộc hàng nhanh nhất thế giới.
Trong khi các gia tộc kinh doanh cũ tiếp tục thống trị danh sách giàu có của Ấn Độ, nền kinh tế mở rộng gấp 10 lần so với những năm 1990 cũng đã tạo ra các ông trùm mới trong lĩnh vực công nghệ.
Theo Knight Frank, lượng tỷ phú nước này đã tăng gấp đôi, lên 119 từ năm 2013 đến năm 2018. Quốc gia này cũng sẽ dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu về các cá nhân có giá trị tài sản ròng cực cao, với mức tăng 39%, lên 2.697 người vào năm 2023.
"Môi trường kinh doanh được cải thiện trong các năm qua. Sự sẵn sàng của đầu tư mạo hiểm và vốn tư nhân tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp triển vọng. Do đó, chúng ta sẽ thấy nhiều công ty khởi nghiệp với quy mô lớn hơn trong những năm tới", Giáo sư Charles Dhanaraj tại Trường Kinh doanh Fox thuộc Đại học Temple (Philadelphia, Mỹ) nhận xét.
Sau đây là một số trường hợp điển hình về việc suy tàn của thế hệ giàu cũ và phất lên của thế hệ giàu mới nước này.
Đầu tiên là Anil Ambani, em trai của người giàu nhất châu Á, thừa kế Reliance Industries vào năm 2005, khi cha họ là Dhirubhai Ambani qua đời 3 năm trước đó.
Tuy nhiên, sau một thập kỷ, Anil Ambani đang phải đối mặt với nợ nần và kiện tụng trong bối cảnh dịch vụ viễn thông của Reliance Communications phá sản. Tài sản của ông giảm còn khoảng 120 triệu USD từ mức 31 tỷ USD hồi năm 2008, theo Bloomberg Billionaires Index.
Hay như, hai anh em Shashi và Ravi Ruia thành lập Tập đoàn Essar vào năm 1969 với tư cách là một công ty xây dựng. Sau đó, họ kinh doanh đa ngành, đầu tư khoảng 18 tỷ USD trong giai đoạn 2008 - 2012. Tuy nhiên, các chiến lược vận dụng tài chính và chính sách không thành công khiến họ phải bán đi nhiều tài sản.
Năm 2015, hai anh em nắm giữ số tài sản 5 tỷ USD nhưng về sau thì không còn tên trong danh sách tỷ phú của Bloomberg Billionaires Index.
Cũng từng là tỷ phú với tài sản ròng 5,6 tỷ USD năm 2007, Tulsi Tanti giờ mất danh hiệu vì nợ nần của công ty. Chính vào năm 2007, Suzlon Energy của ông đã mua German REpower Systems với giá 2 tỷ USD vào năm 2007 để trở thành công ty toàn cầu nhưng lại tuột dốc kể từ đó.
Trường hợp khác là Vijay Mallya. Sau khi kế thừa đế chế rượu vang của cha, ông lập Kingfisher Airlines. Tuy nhiên, nợ nần bủa vây khiến hãng bay ngừng hoạt động sau 7 năm. Mallya hiện đang đối diện với lệnh dẫn độ từ London, sau khi chạy trốn khỏi Ấn Độ.
Sachin (bên trái) và Binny Bansal. Ảnh: Getty và Bloomberg
Điển hình hàng đầu cho thế hệ tỷ phú mới là Binny Bansal và Sachin Bansal, hai nhà đồng sáng lập Flipkart, nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất Ấn Độ. Năm ngoái, họ bán công ty cho Walmart và trở thành tỷ phú. Sachin rời Flipkart tại thời điểm Walmart mua lại. Binny rời đi ít lâu sau nhưng vẫn còn giữ 4% cổ phần Flipkart và một ghế hội đồng quản trị.
Vijay Shekhar Sharma. Ảnh: Bloomberg
Vijay Shekhar Sharma thành lập One97 Communications năm 2000, khi chưa đầy 10 triệu người Ấn Độ sử dụng Internet. Cổng thanh toán Paytm của ông phát triển nhảy vọt sau khi Ấn Độ loại bỏ tiền giấy 500 và 1.000 rupee vào cuối năm 2016. Tháng 8/2018, One97 được định giá hơn 10 tỷ USD. Sharma hiện đang sở hữu 15% công ty này.
Byju Raveendran. Ảnh: Bloomberg
Byju Raveendran - Giám đốc điều hành Think & Learn ra mắt ứng dụng giáo dục Byju’s K-12 vào năm 2015. Các video của ông thu hút gần 30 triệu người dùng từ 1.700 thành phố của Ấn Độ. Công ty được định giá 3,6 tỷ USD sau vòng cấp vốn tháng 12/2018. Raveendran, vợ và anh trai của anh sở hữu khoảng 36% cổ phần công ty.








-
"Cha đẻ" ChatGPT kỳ vọng doanh thu vượt 12 tỷ USD năm 2025
29/03/2025 9:48 AMTheo báo cáo mới nhất của Bloomberg, OpenAI - công ty phát triển ChatGPT kỳ vọng đạt mức doanh thu 12,7 tỷ USD trong năm 2025, tăng hơn gấp ba lần so năm 2024. Đến năm 2026, doanh thu có thể tiếp tục tăng vọt, cán mốc 29,4 tỷ USD.
-
Chủ tịch CLB Doanh nhân 2030 ghi dấu ấn tại giải gofl Trần Anh Group
23/12/2024 10:27 AMNgày 20/10 vừa qua, Giải Golf Outing Tháng 12 do CLB Doanh nhân 2030 tổ chức, tranh cúp Trần Anh Group đã diễn ra thành công rực rỡ với sự tham gia của gần 100 golfer.
-
Nữ sinh 16 tuổi khởi nghiệp công ty riêng, được Forbes châu Á vinh danh
28/01/2024 2:11 PM16 tuổi bắt đầu kinh doanh, sau 2 năm, Rika Shiiki được Forbes '30 Under 30 châu Á' vinh danh là gương mặt tiêu biểu dưới 30 có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực truyền thông, marketing và quảng cáo.
-
Gần 2.000 vận động viên tham gia Đại hội Thể thao Doanh nhân Olympic 2030 lần 8
23/12/2023 6:08 PMĐại hội Thể thao Doanh nhân 8th Olympic 2030 ghi nhận sự tham gia của gần 2.000 vận động viên với 158 huy chương được trao trong tổng cộng 10 bộ môn thi đấu.
-
Đã tìm ra các golfer xuất sắc của môn Golf tranh cúp Phạm Hùng Transportation
15/12/2023 7:14 PMTrưa ngày 14/12, lễ khai mạc, thi đấu môn Golf tranh cúp Phạm Hùng Transportation thuộc khuôn khổ Đại hội thể thao Doanh nhân – Olympic 2030 lần 8 năm 2023 đã diễn ra với 144 golfer tài tranh ở 4 bảng A,B,C,D. Trong đó, bảng D dành cho nữ với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 6 tỷ đồng.
-
Khai mạc Đại hội thể thao doanh nhân – Olympic 2030 lần thứ 8
09/12/2023 4:48 PMSáng nay, ngày 09/12/2023, tại sân Trường Cao Đẳng Lý Tự Trọng, số 390 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM, chính thức diễn ra lễ khai mạc Đại Hội Thể Thao Doanh Nhân - Olympic 2030 - Lần Thứ 8 - Năm 2023.