Khi các nhà sử học nhìn lại đầu thế kỷ XXI, họ sẽ xác định hai cú sốc địa chấn. Đầu tiên là cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ, thứ hai là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ngày 15/9/2008, cụ thể là sự sụp đổ của Tập đoàn Đầu tư tài chính Lehman Brothers.

Sự sụp đổ của Lehman Brothers đã làm nền tài chính thế giới lao đao

Ngày 11/9 dẫn đến các cuộc chiến tranh, còn sự phá sản của Lehman dẫn đến một cuộc hạch toán kinh tế và chính trị. Cũng giống như cuộc chiến đang tiếp diễn, việc hạch toán còn lâu mới xong. Lehman Brothers thất bại sau khi để mất tiền vào các khoản vay dưới chuẩn và chứng khoán độc hại có liên quan đến thị trường bất động sản ở Mỹ.

Vụ phá sản Lehman Brothers đã làm cho thương mại rất nhiều nước sụt giảm. Để hạn chế nợ nần, nhiều chính phủ phải thắt lưng buộc bụng.

Đã không còn mức để cắt giảm lãi suất, ngân hàng trung ương nhiều nước quay sang nới lỏng định lượng (tạo ra tiền để mua trái phiếu). Khủng hoảng do Lehman Brothers gây ra đặt ra các vấn đề về bất bình đẳng thu nhập, mất an toàn việc làm và toàn cầu hóa, nhưng cũng đồng thời làm thay đổi hệ thống tài chính.

Hình dạng chính xác của cuộc khủng hoảng tài chính có thể nổ ra trong nay mai chưa rõ ràng. Nhưng bằng cách này hay cách khác, nó có thể liên quan đến tài sản. Chính phủ các nước giàu chưa bao giờ điều hòa một cách thích hợp nhằm thúc đẩy quyền sở hữu nhà cho nhu cầu thực, để tránh các bùng nổ nguy hiểm về tín dụng nhà ở như giữa những năm 2000.

Ở Mỹ, các quy định khuyến khích ngành ngân hàng cho vay mua sắm, làm ăn nhỏ thay vì cho các doanh nghiệp vay. Rủi ro này sẽ được giảm thiểu chỉ khi các chính trị gia đưa ra những cải cách cơ bản, như giảm cho vay hộ gia đình, các khoản thế chấp chia sẻ rủi ro hoặc hạn chế vĩnh viễn về tỷ lệ cho vay tới giá trị.

Tiếp theo là đồng đô la Mỹ. Khủng hoảng lan rộng qua các biên giới vì nhiều ngân hàng châu Âu đã cạn số USD mà họ cần để thanh toán các khoản vay bằng chính đồng tiền này. Kể từ đó, các khoản nợ USD đã tăng gần gấp đôi. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy cũng cản trở châu Âu giải quyết các vấn đề cấu trúc của đồng euro.

Các nhà làm chính sách đã làm cho nền kinh tế an toàn hơn, nhưng họ vẫn có đầy bài học cần phải học. Một thập kỷ sau khi Lehman Brothers sụp đổ, nền tài chính các nước và thế giới không thể không điều chỉnh để tránh khủng hoảng.

Trần Bích (DNSG)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Thế giới chưa rút ra bài học về khủng hoảng tài chính

    Thế giới chưa rút ra bài học về khủng hoảng tài chính

    15/09/2018 11:37 AM

    Khi các nhà sử học nhìn lại đầu thế kỷ XXI, họ sẽ xác định hai cú sốc địa chấn. Đầu tiên là cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ, thứ hai là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ngày 15/9/2008, cụ thể là sự sụp đổ của Tập đoàn Đầu tư tài chính Lehman Brothers.

  • Thế giới đã học được gì 8 năm sau vụ Lehman Brothers

    Thế giới đã học được gì 8 năm sau vụ Lehman Brothers

    16/09/2016 12:26 AM

    Vào ngày này năm 2008, đại gia ngân hàng Mỹ nộp đơn phá sản, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tồi tệ nhất từ sau Thế chiến II.

  • Hành trình 'làm lại từ đầu' của cựu lãnh đạo Lehman Brothers

    Hành trình 'làm lại từ đầu' của cựu lãnh đạo Lehman Brothers

    16/09/2013 8:48 PM

    Từng là lãnh đạo cấp cao mảng bất động sản ngân hàng, cuộc sống của Lynn Gray đã đảo lộn hoàn toàn khi nhà băng này sụp đổ. Tuy nhiên, với quan hệ rộng, khả năng giao tiếp và kiến thức kinh tế, bà đã tự lập công ty riêng và thành công.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.