Khi lâm vào tình trạng khó khăn, nhất là khi bị phá sản hoặc giải thể, phần lớn các giám đốc đều lâm vào tình trạng mất mát và hụt hẫng. Có lẽ vì sốc quá mà có người cứ nói trước đã quên sau, gương mặt lúc nào trông cũng thất thần...

Cần "kiểm định sức khoẻ" doanh nghiệp

Trao đổi với luật sư Trần Văn Tuấn, trưởng văn phòng luật sư Newlaw year cho biết: Thời gian gần đây số lượng các doanh nghiệp tìm đến văn phòng làm thủ tục giải thể, phá sản, tạm dừng hoạt động tăng lên gấp nhiều lần so với những năm trước.

Giám đốc Nguyễn Tuấn M. (phải)

Chia sẻ bên lề, luật sư Tuấn cho hay: Các giám đốc doanh nghiệp phần lớn là những người được đào tạo với nền tảng tốt về kiến thức, là lực lượng trí thức quan trọng của xã hội. Một doanh nghiệp vận hành tốt đồng nghĩa với nó là nhiều việc làm được giải quyết, tài sản sẽ được sản sinh cho xã hội nhiều hơn, nền kinh tế sẽ phát triển ổn định hơn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó thì vai trò giám đốc doanh nghiệp rất quan trọng, là trung tâm then chốt để sản sinh ra những tài sản hữu ích cho xã hội. Từ đây chúng ta có thể nhìn nhận một thực tế: Khi một giám đốc thất nghiệp thì sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy không tốt cho xã hội, người lao động mất việc làm, thuế Nhà nước mất đi một nguồn đóng góp, sự lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế bị ảnh hưởng và không ít những tệ nạn xã hội, tội phạm bắt nguồn từ đây.

Khi nền kinh tế đất nước hòa nhập vào nền kinh tế thị trường thế giới, nó đã mở ra biết bao cơ hội cho các doanh nhân. Các công ty mọc lên ồ ạt như là sự tất yếu của nhu cầu xã hội, song để kiểm định về chất lượng, sức khỏe của các doanh nghiệp của Việt Nam thì thực sự còn là một bài toán khó, thế nên khi nền kinh tế không khỏe thì các doanh nghiệp với sức đề kháng yếu đã dễ dàng lâm phải "trọng bệnh".

Các "thuyền trưởng" cần gì?

Không nhất thiết là tiền, khẳng khái nhưng đượm buồn, giám đốc một thời Lê Chí Long trải lòng: "Các doanh nghiệp tư nhân chúng tôi giống như những đứa con ngoài giá thú, gần như phải tự thân vận động trong mọi hoàn cảnh mọi trường hợp. Luôn được đề cao là vai trò chủ đạo trong sự phát triển của nền kinh tế, thế nhưng thử nghĩ xem chúng tôi được ưu ái và quan tâm như thế nào? Cái chúng tôi cần là một hệ thống chính sách thông thoáng tạo điều kiện để doanh nghiệp có khả năng vượt qua khó khăn".

Đồng ý với quan điểm trên nhưng đi vào chi tiết hơn, giám đốc T cho biết: "Hơn 3 năm hoạt động chưa bao giờ chúng tôi tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng, thuế má thì quá chặt chẽ, hở chút là phạt, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp thì chẳng bao giờ thấy xuất hiện những lúc chúng tôi cần hỗ trợ, thế nên phá sản trong thời buổi kinh tế khó khăn là đương nhiên".

Không phủ nhận một số công ty giải thể, phá sản là do năng lực điều hành yếu kém của chủ doanh nghiệp. Đây cũng là điều mà luật sư Trần Văn Tuấn tham gia: "Nên chăng chúng ta cần có một đơn vị thẩm định chuyên môn về năng lực của các giám đốc điều hành ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, chỉ cấp phép cho những cá nhân đủ phẩm chất năng lực để điều hành. Điều này ít nhiều sẽ giảm tải các rủi ro xuất phát từ cá nhân của người lãnh đạo, bởi vì chưa lúc nào tôi thấy thành lập một công ty dễ như thời bây giờ".

Một vị lãnh đạo Trung ương đã phát biểu tại một hội thảo về kinh tế rằng: "Giải cứu DN bằng cách nào là một vấn đề quan trọng khác. Ở đây có nhiều việc dễ nói hơn dễ làm hơn. Việc xử lý nợ, việc nhanh chóng hạ lãi xuất tín dụng, việc giải quyết hàng tồn kho là một số trong những việc như vậy. Thực ra, những việc này đang được quan tâm xử lý. Tuy nhiên, đây là những công việc đòi hỏi phải có thời gian, mà các DN thì lại đang ngắc ngoải hoặc đang "chết lâm sàng". Vì vậy, việc gì làm được thì lập tức phải làm…". Điều này như một lần nữa khẳng định sự cần thiết vào cuộc sâu rộng và gấp rút của các cơ quan chức năng liên quan để những doanh nghiệp đã và đang "thở ô xi" được cứu giúp kịp thời.

Hệ lụy dây chuyền

Một giám đốc thất nghiệp sẽ là bước ngoặt cho cả một gia đình, nhưng kéo theo nó là ảnh hưởng không tốt tới nhiều gia đình của các phó giám đốc, các trưởng phó phòng, các trưởng ban, bộ phận, nhân viên, tạp vụ, trông xe… Chuyện của một cá nhân nhưng lại là màu xám góc bức tranh của thời buổi kinh tế khó khăn.

Theo Đức Thọ (Người đưa tin)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Tâm sự của những giám đốc khi thất thế

    Tâm sự của những giám đốc khi thất thế

    25/09/2012 8:58 AM

    Khi lâm vào tình trạng khó khăn, nhất là khi bị phá sản hoặc giải thể, phần lớn các giám đốc đều lâm vào tình trạng mất mát và hụt hẫng. Có lẽ vì sốc quá mà có người cứ nói trước đã quên sau, gương mặt lúc nào trông cũng thất thần...

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.