Sam Pa trên tờ Financial Times
Sam Pa và đế chế Queensway
Khác với những người có quyền lực khác, Pa thường dùng ít nhất 7 cái tên và giữ bí mật thông tin cá nhân ít nhất có thể trong công việc. Bởi vậy, không mấy ai biết được ông chính là người đóng vai trò to lớn để Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, mà tiến trình giao thương với Châu Phi-vùng đất của dầu mỏ và khoáng sản đóng vai trò quan trọng. Sam Pa được sinh ra ở Trung Quốc vào năm 1958 và chuyển đến Hồng Kông từ nhỏ. Ngoài quốc tịch Trung Quốc, ông còn mang quốc tịch Angola.
Một thập kỉ qua, Pa đã xây dựng được một đế chế khắp năm châu lục trị giá hàng chục tỉ Đô la. Ông đã thành lập mạng lưới công ty bao gồm nhiều chủ sở hữu có trụ sở tại 88 Queensway, Hong Kong còn được gọi là Queensway group
Tập đoàn này hiện đang hợp tác với BP, Total và công ty giao dịch hàng hóa và khai khoáng sản quốc gia lớn nhất thế giới Glencore. Mạng lưới đầu tư có nó trải dài từ lĩnh vực khí đốt tại Indonesia và dầu mỏ tại Dubai cho đến bất động sản hạng sang tại Singapore và trong cả lĩnh vực hàng không với hãng máy bay Airbus nổi tiếng. Bắc Triều Tiên và Nga là hai nước được Queensway tập trung đầu tư nhiều nhất. Hệ thống các công ty cảnh ngoại (offshore company) và các công ty tư nhân của nó thuộc hai tập đoàn lớn là China Sonangol-kinh doanh chủ yếu bên lĩnh vực dầu khí, hiện đang sở hữu tòa nhà JPMorgan tại Wall Street và China International Fund-công ty chuyên về xây dựng và khai khoáng. Với hai công ty này, Pa đã mở rộng hoạt động và ảnh hưởng của Queensway như một đế chế công ty đa quốc gia.
Mặc dù là người khởi xướng Queensway, Pa lại không phải là cổ đông hay giám đốc của công ty mà hoạt động như một người đại diện của hệ thống này để giao dịch và gặp gỡ những nhà chính trị và nhà đầu tư trên thế giới. Quyền lực và sự giàu có của Pa đóng vai trò như một bên trung gian hiệu quả để Trung Quốc phát triển quan hệ thương mại cũng như ảnh hưởng tới khu vực Châu Phi. Sự mở rộng đã đưa tiềm lực kinh tế lẫn chính trị của Trung Quốc lớn mạnh kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Tại sao Trung Quốc cần Sam Pa
Sau công cuộc cải cách năm 1978, nền kinh tế của Trung Quốc đã bắt đầu chuyển mình. Với chính sách cải cách của chủ tịch nước Giang Trạch Dân, các công ty thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc tăng cường tìm kiếm nguồn tài nguyên thị trường cho hàng hóa đồng thời triển khai các dự án xây dựng để đáp ứng nhu cầu việc làm cho công nhân nước này. Châu Phi đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường Châu Phi, và họ cần một bên trung gian có đủ sức mạnh kinh tế cũng như ảnh hưởng chính trị như Sam Pa.
Pa hội đủ những điều kiện mà Trung Quốc cần, ông không chỉ là người điềm tĩnh, có nghệ thuật để thương lượng mà còn rất quyết đoán. Mahmoud Thiam, cựu nhân viên ngân hàng UBS, người đã từng làm việc với Pa nhận xét. Không những vậy, Sam Pa còn có tầm nhìn chiến lược về vị trí của Trung Quốc trên thế giới và có thể đề cập nó dưới góc độ cá nhân khá lí thú.
Các quan chức Trung Quốc từng phủ nhận mối quan hệ giữa chính phủ nước này với hoạt động của Queensway tại Châu Phi. Tuy nhiên, theo điều tra của tờ Financial Times, dựa trên những tài liệu và phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp tại cả 4 châu lục, Sam Pa có mối quan hệ mật thiết với Cơ quan Tình báo Trung Quốc và các công ty thuộc sở hữu chính phủ nước này, chính điều này giúp ông tạo ảnh hưởng trong thỏa thuận với các đối tác và chính quyền ở các nước Châu Phi. Các công ty của Queensway có mối quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương ở một số khu vực có trữ lượng lớn tài nguyên thiên nhiên, tại đây, trong khi người dân có cuộc sống đói khổ thì hệ thống quan chức lại giàu có nhanh chóng và Queensway đã sớm tận dụng điều này để mở đường cho Trung Quốc vào Châu Phi, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Châu Phi vì vậy được miêu tả là sự hợp tác cùng có lợi theo kiểu bất đắc dĩ.
Trung Quốc đã xây dựng đường bộ, đường sắt và cầu đường tại các nước Châu Phi. Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Châu Phi đã tăng mười lần trong một thập kỉ qua lên con số 200 tỷ USD hằng năm. Theo cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings, trong một thập kỉ tính cho tới năm 2010, ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã cung cấp cho các nước Châu Phi 67 tỉ USD, vượt qua khối lượng cho vay của World Bank. Tuy nhiên, Washington vừa qua đã báo động về thực trạng Trung Quốc đang hối lộ chính quyền địa phương các nước Châu Phi và tiếp tay cho hệ thống lãnh đạo vốn đã xuống cấp của khu vực này.
Kỳ 2: Thâm nhập Châu Phi
-
Bỏ việc để khởi nghiệp, nữ doanh nhân xây dựng “Uber du thuyền” lớn nhất tại Mỹ
27/11/2019 1:11 PMJaclyn Baumgarten, CEO của Boatsetter, công ty chia sẻ du thuyền kiểu Uber lớn nhất tại Mỹ, mới đây được vinh danh vào top 100 Nữ Sáng lập của Tạp chí Inc.
-
Doanh nhân Việt sở hữu bộ sưu tập whisky đắt nhất thế giới
27/11/2019 9:59 AMMột doanh nhân người Việt đã được tổ chức Kỷ lục Guiness ghi nhận là người sở hữu "Bộ sưu tập rượu Whisky đắt đỏ nhất trên thế giới", trị giá khoảng 13,8 triệu USD, theo Forbes.
-
5 thói quen tài chính của các doanh nhân giàu có
26/11/2019 2:09 PMBằng cách học tập thói quen tài chính cá nhân từng giúp nhiều doanh nhân giàu có, bạn có thể cải thiện đáng kể tình hình tài chính của mình.
-
Năm lý do doanh nhân không thành công tại trường học
20/11/2019 4:05 PMHọc ở trường bạn sẽ làm những gì thầy cô yêu cầu. Ngược lại, kinh doanh đòi hỏi bạn suy nghĩ, hành động độc lập, tự tìm hiểu và ra quyết định.
-
Bán startup: Quyết định của kẻ thức thời hay doanh nhân thất bại?
05/11/2019 9:53 AMNhững người trẻ có thể còn vụng dại, nhưng nhiệt huyết lẫn kỳ vọng vào môi trường khởi nghiệp không hề kém lớp doanh nhân kỳ cựu.
-
Phản biện, chê bai hay động viên khi doanh nhân gặp khó?
25/10/2019 1:00 PMNhững ngày qua, chuyện ông chủ AVG đưa hối lộ, Asanzo bị chuyển hồ sơ điều tra về trốn thuế và chuyện Món Huế đóng cửa... bị đưa lên “bàn nhậu” của dư luận.