(1) Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Người lao động (NLĐ) được bồi thường tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp khi xảy ra một trong các trường hợp như sau:
- NLĐ bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trừ trường hợp tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính NLĐ bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động (kể cả trường hợp NLĐ bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động (NSDLĐ) ở ngoài phạm vi doanh nghiệp cho dù do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn;
- NLĐ bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền, thì được bồi thường trong các trường hợp sau:
- Bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu;
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp theo kết quả thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ.
NSDLĐ bồi thường từng lần đối với NLĐ bị tai nạn lao động. Tai nạn lao động lần nào thì thực hiện bồi thường lần đó. NSDLĐ không được cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó. NSDLĐ bồi thường đối với NLĐ bị bệnh nghề nghiệp theo từng lần và theo nguyên tắc sau: lần thứ nhất thì căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động trong lần khám đầu. Từ lần thứ hai trở đi thì căn cứ vào mức suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
Mức bồi thường được tính như sau:
- Đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: ít nhất bằng 30 tháng tiền lương;
- Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%: ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương;
- Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương. NSDLĐ có thể tra bảng tính mức bồi thường hoặc tính theo công thức sau:
Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}
Trong đó:
Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.
(2) Trợ cấp tai nạn lao động:
NLĐ bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết thì được trợ cấp khi xảy ra một trong những trường hợp sau:
- Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính NLĐ bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động;
- Tai nạn xảy ra đối với NLĐ khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (kể cả trường hợp do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn)
Trợ cấp tai nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
Mức trợ cấp được tính như sau:
- Đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động: ít nhất bằng 12 tháng tiền lương;
- Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%: ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương;
- Đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%: thì tra bảng tính mức bồi thường từ NSDLĐ đối với NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định hoặc tính theo công thức dưới đây:
Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
Ttc: Mức trợ cấp cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
Ngoài ra, PLF cũng lưu ý các doanh nghiệp, các mức bồi thường, trợ cấp như nêu trên là mức tối thiểu. Việc NSDLĐ bồi thường, trợ cấp cho NLĐ ở mức cao hơn luật định được Nhà nước khuyến khích thực hiện. Ngoài việc được hưởng bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, NLĐ vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (nếu có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc).
-
Rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy định mới Bộ Luật dân sự 2015
23/09/2016 9:21 AMCafeland - Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực 01/01/2017 ẩn chứa nhiều rủi ro doanh nghiệp cần lưu ý trong hợp đồng mua bán hàng hóa, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,…
-
Hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm về khuyến mại
26/06/2015 1:33 PMCafeLand - Khi thực hiện các hành vi vi phạm trong hoạt động khuyến mại, tùy theo mức độ mà các doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, phạt bổ sung và bị đình chỉ hoạt động khuyến mại.
-
Quy định về Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam
20/06/2015 9:44 AMCafeLand - Kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO 11/01/2007, nhà đầu tư nước ngoài được hợp tác, đầu tư với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam theo hình thức thành lập công ty liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.
-
Bài học marketing từ một hãng luật
05/06/2015 9:37 AMThật khó để cạnh tranh trong thị trường hiện nay? Nhưng… thật sự có nhất thiết phải vất vả cạnh tranh trong một thị trường nào đó? Tại sao bạn không tạo ra một thị trường của riêng bạn? Và đây là cách làm của một hãng luật mà tôi đang sử dụng dịch vụ.
-
Doanh nghiệp nước ngoài hoạt động giám định thương mại tại Việt Nam
04/06/2015 1:27 PMCafeLand - Doanh nghiệp nước ngoài chỉ được thực hiện dịch vụ giám định khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư tại Việt Nam phù hợp với cam kết tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
-
Hậu quả pháp lý về việc không lập dự án đầu tư khi tiếp nhận thành viên/cổ đông nước ngoài
29/05/2015 3:47 PMCafeLand - Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần mà không lập dự án đầu tư sẽ bị phạt vi phạm hành chính, buộc lập dự án đầu tư và sẽ gây nên các hậu quả pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư và doanh nghiệp nơi nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư.