Các tác phẩm nghệ thuật đang bị biến thành công cụ rửa tiền cho giới nhà giàu Trung Quốc. Ảnh:Chinadaily
Theo CNN, các tác phẩm nghệ thuật đang trở thành công cụ rửa tiền trong thế giới ngầm ở Trung Quốc, bên cạnh những cách "truyền thống" qua sòng bạc ở Macau hay tạo hóa đơn giao dịch ảo. Lượng tiền vẫn được tuồn ra nước ngoài, bất chấp chính sách quản lý vốn nghiêm ngặt của Bắc Kinh (mỗi năm một cá nhân không được chuyển quá 50.000 USD đi quốc tế).
Các tác phẩm nghệ thuật được lựa chọn làm phương tiện chuyển tiền vì giá cả không có giới hạn, lại dễ dàng đưa ra khỏi biên giới quốc gia. Một ưu điểm khác là ngay cả chuyên gia cũng khó phân biệt được đâu là hàng giả, hàng thật. Tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán được chấp nhận phổ biến nên việc truy vết dòng tiền từ đâu và đi đâu cũng trở nên khó khăn.
Với nền công nghiệp nghệ thuật đạt 15 tỷ USD, giới tội phạm Trung Quốc càng dễ để che dấu hoạt động phạm pháp của mình.
"Cốt lõi để các phi vụ rửa tiền thành công chính là bí mật", Lynda Albertson, người đứng đầu Hiệp hội nghiên cứu tội ác đối với nghệ thuật (ARCA) nói. Theo bà, thị trường buôn bán các tác phẩm nghệ thuật nói chung và Trung Quốc nói riêng luôn kín tiếng nên trở thành nơi lý tưởng để che dấu các hoạt động phạm pháp.
Để rửa tiền thành công, giới tội phạm có tiền tại Trung Quốc mua những tác phẩm tại Trung Quốc sau đó đem bán ra ngoài với giá cao. Tiền thu được và lợi nhuận (tính bằng ngoại tệ) sẽ đổ về túi họ. Một cách khác là mua từ những tổ chức bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc với giá đã được thổi phồng. Bên bán (đã có móc nối) sẽ nhận phần của mình rồi chuyển số còn lại vào một tài khoản ngân hàng ở nước ngoài do người mua chọn trước. Nếu cơ quan chức năng có "ghé thăm" thì những người này vẫn có thể trình được giấy tờ mua bán và tác phẩm.
Các chiêu trò này có tác dụng bởi quá trình mua bán hầu như nặc danh và việc định giá những sản phẩm là vô cùng khó khăn. Steve Dickinson, luật sư văn phòng Harris & Moure có trụ sở tại Trung Quốc nói: "Không dễ để cho cơ quan chức năng truy xét những khoản mua bán để buộc tội người mua trả quá tay. Giá có thể là 5 USD mà cũng có khi là 50 triệu USD".
Tuy nhiên, việc không phải lúc nào cũng trót lọt. Paul Tehan, chuyên viên tại cơ quan tư vấn rủi ro nghệ thuật TrackArt (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết trong năm 2012, lãnh đạo một công ty vận chuyển nghệ thuật ở Trung Quốc đã bị bắt vì tội khai khống giá trị hàng nhập khẩu để giúp người mua tránh được hàng triệu USD tiền thuế. Theo thống kê, từ năm 2002 đến 2011 đã có gần 1.080 tỷ USD rời khỏi Trung Quốc bằng hình thức rửa tiền trên.
-
Trung Quốc: “Toàn dân làm chip” và hậu quả nặng nề
27/01/2021 5:35 PMĐể thống lĩnh ngành công nghiệp chip toàn cầu, Trung Quốc đã sử dụng biện pháp huy động đầu tư quy mô lớn để sản xuất theo kiểu "toàn dân làm chip" nhưng kết quả đã không đạt được như ý muốn.
-
Từ bị đuổi học thành tỷ phú game Trung Quốc
27/01/2021 9:28 AMKhi hai ông lớn di động Trung Quốc xung đột, cổ phiếu một hãng game ít tên tuổi lại tăng vọt, giúp nhà sáng lập Huang Yimeng thành tỷ phú.
-
Tài sản Jack Ma và các đại gia Trung Quốc tăng hàng tỷ USD
26/01/2021 7:11 PMGiá cổ phiếu tại Hong Kong tăng vọt, đẩy tài sản của Jack Ma, Pony Ma và nhiều doanh nhân Trung Quốc khác tăng thêm hàng tỷ USD.
-
Trung Quốc loay hoay trong việc đối đầu với các đại gia công nghệ
19/01/2021 11:21 AMTrung Quốc đang đứng trước một bài toán hóc búa. Đó là cân bằng giữa duy trì tăng trưởng kinh doanh Internet và ngăn chặn hành vi phản cạnh tranh của các tập đoàn công nghệ.
-
Chủ tịch Trung Quốc viết thư gửi ‘ông trùm’ Starbucks
15/01/2021 8:11 AMHiếm khi viết thư cho doanh nhân nước ngoài, nhưng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã viết thư cho “ông trùm” đế chế cà phê Starbucks Howard Schultz.
-
Mỹ không đuổi 3 đại gia công nghệ Trung Quốc ra khỏi sàn chứng khoán
14/01/2021 5:44 PMNguồn tin Wall Street Journal tiết lộ chính quyền Washington sẽ cho phép người Mỹ tiếp tục đầu tư vào ba tập đoàn công nghệ Trung Quốc Alibaba, Tencent và Baidu.