Hôm qua, lãnh đạo Đảng Lao động nước này - Andrew Little thông báo New Zealand sẽ cân nhắc trả "thu nhập cơ bản" cho người dân mỗi tháng, bất kể tình trạng lao động.

Kế hoạch trên sẽ được bàn bạc tại hội thảo Future of Work (Tương lai Việc làm) ở New Zealand trong tháng này.

Thu nhập cơ bản lần đầu được đề xuất từ thập niên 60, và được thử nghiệm ngắn tại nhiều nước như Mỹ hay Canada. Nhưng gần đây, ý tưởng này trở nên rất phổ biến.

Khi thu nhập ngày càng đi xuống và bất bình đẳng tại các nước công nghiệp hóa ngày một lớn, rất nhiều người coi thu nhập cơ bản là giải pháp hữu hiệu để tạo ra sân chơi công bằng.

New Zealand là cái tên mới nhất gia nhập trào lưu trả thu nhập cơ bản. Ảnh:Reuters

Hiện chưa rõ liệu trường hợp của New Zealand có liên quan đến vấn đề thất nghiệp trong nước hay không. Vì thất nghiệp còn liên quan đến nghĩa vụ gia đình hoặc sở thích cá nhân. Trên lý thuyết, có trợ cấp hàng tháng sẽ giúp mọi người linh hoạt hơn khi lựa chọn việc làm.

Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy nếu được hỗ trợ về thu nhập cơ bản, người ta có thể làm việc trong thời gian lâu hơn 17% và kiếm được nhiều hơn 38%. Dù vậy, những người chỉ trích hệ thống này thì lại cho rằng để thực hiện được, họ cần tăng thuế. Mà tăng thuế sẽ khiến chi phí sống nói chung cao lên, từ đó ảnh hưởng tiêu cực lên lợi ích tất cả mọi người.

Trước New Zealand, nhiều nước khác cũng đã công bố kế hoạch tương tự. Ở Phần Lan, thu nhập cơ bản hằng tháng sẽ vào khoảng 900 USD. Một số thành phố tại Hà Lan dự kiến trả gần 1.000 USD. Dù vậy, cả hai nước này đều chưa bắt đầu thực hiện chi trả.

Bang Ontario (Canada) gần đây cũng thông báo ý định này. Nhưng họ chưa công bố chính xác số tiền hoặc bao nhiêu người sẽ tham gia chương trình thử nghiệm.

Kế hoạch của New Zealand mới đang ở giai đoạn đầu. Ông Little cho biết đây là giải pháp khả thi nhất cho nhu cầu linh hoạt điều kiện lao động đang ngày càng tăng tại đây. Do nó cho phép mọi người nhận được tiền, bất kể tình trạng nào.

Hà Thu (VnExpress)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.