Trên khắp thế giới, Hoa Kỳ chiếm 40% của 67 tỷ USD số tiền thất thoát liên quan đến lười hoạt động thể chất.
Lười hoạt động được coi là 1 trong 10 yếu tố gây nguy cơ chết cao nhất và điều đó cũng gợi ý rằng hoạt động thể chất cũng đi kèm với một gánh nặng về kinh tế trị giá 67 tỷ USD.
Vào hôm 28/7 vừa qua, tạp chí khoa học The Lancet đã công bố nghiên cứu về con số phải chi ra cho những “người lười”, một gánh nặng của mọi thành phần kinh tế do không hoạt động. Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia chịu gánh nặng về kinh tế lớn nhất với mức chi 27,8 tỷ USD mỗi năm cho người lười, chiếm 40% tổng số thế giới.
Không riêng gì Mỹ, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một chi tiết rằng số tiền mà các quốc gia có thu nhập cao phải bỏ ra cho người lười nhiều hơn các nước có mức thu nhập thấp. Ở những quốc gia có mức sống thấp và trung bình, họ chiếm 75% gánh nặng về bệnh tật nhưng chỉ chiếm 20% gánh nặng về kinh tế do người lười gây ra.
“Phát hiện đáng chú ý nhất không phải là những con số thống kê mà đó là sự phân bổ về gánh nặng kinh tế giữa các vùng”, Melody Ding- một trong những tác giả đã nghiên cứu – cho biết. “Ở nước giàu, mọi người phải trả tiền cho người lười. Còn các quốc gia không giàu có, họ đang trả bằng mạng sống của mình”.
Các nhà nghiên cứu ước tính chi phí bằng cách nhìn vào những phụ phí, tổn thất năng suất và đo lường gánh nặng bệnh tật bằng 5 loại bệnh chủ yếu do không hoạt động, bao gồm: bệnh tim mạch vành, đột quỵ, tiểu đường loại 2, ung thư vú và ung thư ruột kết. Trong đó, tổng chi phí của bệnh đái tháo đường loại 2 là 37,6 tỷ USD, chiếm 70% của tổng chi phí các loại bệnh trên.
Để đảm bảo các chi phí đã được phân bổ cho yếu tố hoạt động thể chất, các nhà nghiên cứu sử dụng ước tính việc không hoạt động thể chất có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tật và tỷ lệ không hoạt động ở mỗi nước để tính toán chi phí cụ thể cho từng quốc gia.
Ding cho biết có 22 loại bệnh dễ mắc phải do không hoạt động thể chất, nhưng do thiếu dữ liệu ở nhiều nước nên các nhà nghiên cứu chỉ dừng lại ở 5 loại bệnh phổ biến nhất. Quy mô nghiên cứu bao gồm 142 quốc gia đại diện cho 93,2% dân số thế giới.
Theo tổ chức Y tế thế giới, cường độ vừa phải dành cho hoạt động thể chất ở một người lớn là 150 phút mỗi tuần. Tuy nhiên, hiện chỉ có 1/3 tổng số người lớn tại Mỹ là đáp ứng được tiêu chuẩn trên.
Trí thức trẻ
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.