Trường hợp của đương kim Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan là ví dụ điển hình cho thấy vị trí quyền lực của người đứng đầu đất nước cũng có thể bị chao đảo nếu khước từ nguyện vọng của người dân về minh mạch tài sản.
Ông Jonathan đắc cử ghế lãnh đạo Nigeria sau cuộc bầu cử tháng 4/2011 (do là phó tổng thống, ông đương nhiên trở thành tổng thống lâm thời của Nigeria từ tháng 2/2010 sau khi vị trí này bị bỏ khuyết vì cái chết đột ngột của ông Umaru Yar'Adua).
Tổng thống Jonathan
Kể từ đó, phe đối lập, các tổ chức xã hội và đông đảo dư luận trong nước đã kêu gọi Tổng thống Jonathan công khai tài sản cá nhân. Tuy nhiên, đến tận mùa hè năm 2012, ông Jonathan vẫn nhất quyết từ chối làm điều này, mặc dù hiến pháp yêu cầu các quan chức chính phủ phải kê khai tài sản trong vòng 3 tháng sau khi nhậm chức.
Thái độ của vị tổng thống đương nhiệm đã làm dấy lên làn sóng công phẫn lan rộng khắp quốc gia Tây Phi nghèo khổ, nơi gần 100 triệu người dân phải sống với thu nhập chưa tới 1 USD/ngày. Các đảng phái đối lập lên tiếng chỉ trích rằng, việc làm của ông Jonathan bất chấp luật pháp cũng như không bày tỏ thiện chí và quyết tâm chống tham nhũng của chính phủ cầm quyền. Họ cáo buộc ông Jonathan đã tạo thành tiền lệ, khiến các quan chức dưới quyền học theo và từ chối minh bạch tài sản.
Trước sức ép của dư luận và nguy cơ sụt giảm tỉ lệ tín nhiệm, cuối tháng 9/2012, Ủy ban Quy tắc ứng xử, cơ quan chống tham nhũng hàng đầu của Nigeria, tuyên bố tổng thống đã bí mật trao bản kê khai tài sản cá nhân cho cơ quan này, nhưng không muốn công khai mọi chi tiết trong đó (do hiến pháp chỉ yêu cầu kê khai, chứ không đề cập tới việc phải công khai). Động thái đã tạm thời xoa dịu dư luận trong nước.
Tuy nhiên, việc ông Jonathan và một số quan chức dưới quyền từ chối công khai tài sản là nguyên nhân chính khiến Nigeria không được tham gia chương trình Đối tác chính phủ mở - một sáng kiến chống tham nhũng có ảnh hưởng toàn cầu, được các nước lớn ủng hộ.
Mới đây, để chuẩn bị cho việc tái tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2 vào năm 2015, ông Jonathan đã buộc phải sa thải một loạt bộ trưởng dính bê bối, trong đó có cả một đồng minh thân cận là Bộ trưởng Hàng không Stella Oduah. Bà Oduah đã bị bủa vây trong những cáo buộc tham nhũng, sau khi bộ của bà chi tới 1,5 triệu USD mua 2 chiếc xe chống đạn sang trọng.
Tại Slovenia, đầu tháng 1/2013, Ủy ban chống tham nhũng độc lập đã công bố một báo cáo chỉ trích Thủ tướng Janez Janša vì đã che giấu những tài sản có giá trị cao và không kê khai các xung đột lợi ích, bao gồm cả những thỏa thuận kinh doanh với các công ty có hợp đồng với chính phủ. Theo báo cáo, ông Jansa đã cố ý không kê khai một phần tài sản cá nhân có tổng trị giá 265.000 USD.
Thủ tướng Janez Janša
Thông tin đã dấy lên sự công phẫn của dư luận Slovenia, với vô số lời kêu gọi ông từ chức, và nêu bật vai trò của minh bạch tài sản đối với cuộc chiến chống tham nhũng trong chính trường nước này.
Hàng loạt cuộc biểu tình phản đối thủ tướng đã nổ ra trên khắp Slovenia trước những cáo buộc ông tham nhũng và bất lực trong việc vực dậy nền kinh tế đất nước đang suy thoái. Các đảng nhỏ hơn cũng rời bỏ liên minh do đảng Dân chủ của Thủ tướng Jansa đứng đầu, khiến chính phủ của ông không thể vượt qua cuộc sát hạch tín nhiệm tại quốc hội. Ông Jansa rốt cuộc đã bị các nhà lập pháp nước này bỏ phiếu truất quyền vào cuối tháng 2/2013.
Số phận bi đát của ông Jansa được cho là có thể mang tới bài học nào đó đối với người đứng đầu chính phủ Argentina, quốc gia lớn thứ 2 ở khu vực Nam Mỹ xét về diện tích. Mặc dù đã làm thủ tục kê khai tài sản đầy đủ, nhưng nữ Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner đang vấp phải sự dị nghị rất lớn do việc tăng giá trị tài sản bất thường, lên tới 1.150% kể từ năm 2003.
Theo bản kê khai tài sản của tổng thống, được Văn phòng chống tham nhũng thuộc Bộ Tư pháp Argentina công bố tháng 11/2013, chỉ trong 1 năm sau khi tái cử nhiệm kỳ 2 (2011 - 2012), tổng trị giá tài sản của bà Kirchner đã tăng 20%, lên tới hơn 48 triệu peso (tương đương khoảng 6,1 triệu USD).
Gần đây nhất, nữ Tổng thống Kirchner đã phải đối mặt với các cáo buộc nhận hối lộ từ người bạn cũ và cũng là đối tác kinh doanh của gia đình bà - nhà tài phiệt Lazaro Baez. Tờ báo chính luận La Nacion đã cho đăng tải một loạt phóng sự điều tra cho rằng, ông Baez đã “lại quả” rất nhiều tiền cho gia đình Kirchner sau khi giành được vô số hợp đồng xây dựng công ích lớn. Cụ thể, các công ty của doanh nhân này đã ngấm ngầm chi hàng triệu USD để đặt 1/3 số phòng trong các khách sạn của gia đình Kirchner dù có thể chỉ để bỏ trống.
Tổng thống Kirchner
Hàng ngàn người đã đổ ra đường biểu tình phản đối chính phủ tham nhũng của bà Kirchner. Trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hồi tháng 10/2013, đảng của bà Kirchner đã mất sự ủng hộ quan trọng của cử tri Buenos Aires về tay phe đối lập.
Mặc dù hiến pháp Argentina không cho phép bà Kirchner tranh cử nhiệm kỳ 3 liên tiếp, nhưng những cáo buộc tham nhũng chống lại bà và chính phủ đang gây ra tình trạng bất ổn chính trị, làm xói mòn uy tín của đảng cầm quyền cũng như gây bất lợi lớn cho đại diện đảng này trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới vào năm 2015.
-
Google yêu cầu Chrome minh bạch trong việc thu thập dữ liệu
24/11/2020 7:12 PMGoogle sẽ đưa ra một chính sách mới vào tháng 1.2021, yêu cầu các tiện ích mở rộng trong Chrome Web Store phải tiết lộ việc sử dụng dữ liệu của chúng vào mục đích gì.
-
Bị tố mua bán 'chui' cổ phiếu, Chủ tịch Yeah1 khẳng định hoàn toàn minh bạch
02/09/2018 6:53 PMYeah1 khẳng định các lỗi bị phạt chỉ là sơ suất nhỏ ở thời điểm vừa trở thành công ty đại chúng, nằm trong quá trình tái cơ cấu cổ đông được thực hiện hoàn toàn minh bạch và đã nhiều lần báo cáo cơ quan quản lý cũng như thông báo rộng rãi cho cổ đông, nhà đầu tư.
-
Sếp hay nhân viên là người được lợi khi minh bạch về lương bổng?
12/11/2016 10:02 PMMột cuộc khảo sát đối với hơn 70.000 nhân viên cho thấy họ sẽ ít bỏ việc hơn nếu hiểu rõ cách mình được trả lương ra sao.
-
Ngành sữa Việt sẽ “chìm” trong TPP nếu không minh bạch tiêu chuẩn?
26/10/2015 7:58 AMNhà nước cần có những quy định cụ thể để minh bạch tiêu chuẩn các loại sữa ở Việt Nam để ngành chăn nuôi bò sữa vững bước vào TPP.
-
Minh bạch trong kinh doanh: Cần loại bỏ phí ngầm
04/08/2015 9:50 PMĐể giảm thiểu chi phí không chính thức của doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, nói: "Công khai, minh bạch là vô cùng cần thiết".
-
Việt Nam đề nghị tiến hành một cuộc điều tra minh bạch về vụ MH17
19/07/2014 8:18 AMPhát biểu tại phiên họp mở rộng của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tối ngày 18/7, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc khẳng định Việt Nam đề nghị tiến hành một cuộc điều tra nhanh chóng và minh bạch về vụ máy bay Malaysia MH17 bị rơi xuống miền Đông Ukraine, làm 15 thành viên phi hành đoàn và 283 hành khách thiệt mạng, trong đó có 3 hành khách Việt Nam.