Cập nhật 19/03/2014 11:13 AM
CafeLand – Bất kể thương hiệu được thiết kế chu đáo, tỉ mỉ và thực hiện kĩ lưỡng tới đâu, mỗi thương hiệu đều có những điểm yếu của nó, có thể nói là “không hoàn hảo” như ý tưởng mong muốn ban đầu.

Những điểm yếu có thể là khả năng tương tác kém hơn so với dự định của những người quản lý thương hiệu đặt ra, hay quan trọng hơn là ít được sự mong đợi, hy vọng của khách hàng.

Dù muốn hay không, trong thời đại cạnh tranh gia tăng. Thương hiệu chỉ thực sự có tác động mạnh khi đánh được vào điểm yếu nhất trong liên kết của khách hàng, đó là tâm lý. Thương hiệu phải mạnh thì mới có thể giúp danh nghiệp có tác động mạnh tới thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp phải nhận biết ra được những điểm yếu, thiếu sót của thương hiệu để nhanh chóng khắc phục và cải thiện.

Và dưới đây là ba câu hỏi đơn giản giúp doanh nghiệp có thể nhận ra điểm yếu của thương hiệu:

1. Điều gì làm khách hàng không hài lòng nhất khi nói về thương hiệu doanh nghiệp?

Thường xuyên lắng nghe với một tâm lý sẵn sàng tiếp thu những điều không hay. Người quản lý thương hiệu nếu không biết cách lắng nghe thì sẽ trở thành quản lý thụ động. Thụ động ở đây có nghĩa là không lắng nghe, hoặc có những ý kiến phản hồi không tốt thì thay vì cải thiện lại bào chữa và bỏ qua. Sẵn sàng lắng nghe và sửa đổi là một cách tiếp cận chủ động và chu đáo để quản lý thương hiệu.

Đặt mình vào vị trí người tiêu đùng dể biết điểm không hài lòng đó như thế nào. Khi làm được điều này, người lãnh đạo mới có một cái nhìn toàn diện về thương hiệu của mình. Xem xét tất cả các dữ liệu chính thức lẫn không chính thức, email, bình luận trên truyền thông xã hội, báo cáo phục vụ khách hàng, phản hồi từ các phòng ban khác... và phân tích cả định tính lẫn định lượng về những gì khách hàng phản hồi đối với thương hiệu.

Phân loại ra những cấp độ nhận xét để biết đâu là thông tin phản hồi tiêu cực đặc biệt, và tại sao lại có những phản hồi như vậy. Ảnh hưởng của thông tin là như thế nào đối với những nhận định của khách hàng khác và những khách hàng tiềm năng như thế nào. Cho dù là một công ty lớn hay nhỏ, B2B hoặc B2C, luôn chú trọng đến phản hồi của khách hàng về những mối quan tâm, điều không hài lòng là một điều quan trọng cần làm để giữ vững sức mạnh cho thương hiệu của doanh nghiệp.

2. Nếu là một đối thủ cạnh tranh của thương hiệu doanh nghiệp mình, bạn sẽ tấn công thương hiệu này bằng cách nào?

Đây là một câu hỏi đáng để đặt ra. Nếu bạn đặt mình vào vị trí của đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình. Bạn sẽ có những nhận định chính xác hơn về những điểm tốt, xấu và những mặt còn tồn tại của thương hiệu của mình. Từ đó, bạn sẽ tìm ra được tại những thời điểm khác nhau, đối thủ của mình sẽ tấn công mình ở đâu, tại sao và sẽ đem đến hậu quả gì. Với những nguy cơ đó, bạn cần phải cân nhắc và cẩn thận về điều gì ?

Ngoài ra, người quản lý thương hiệu cũng cần phải xem xét thương hiệu mình qua con mắt của đối thủ là những khởi nghiệp đang rất mới mẻ. Đây là một đối thủ đầy tham vọng, không có gì để mất và có thể làm tất cả mọi thứ để đạt được thành công. Khi đó, thương hiệu của bạn sẽ là thương hiệu cũ, có những điểm mạnh và điểm yếu khác biệt so với thương hiệu mới. Đặt mình vào vị trí đối thủ sẽ giúp bạn phát huy được lợi thế đặc biệt của mình và hạn chế những khuyết điểm so với đối thủ.

3. Nếu có ba điều bạn muốn thay đổi về thương hiệu mình, ba điều đó sẽ là gì?

Ngoài việc quan tâm đến nhận xét của người xung quanh, người quản lý thương hiệu cũng phải nhìn nhận lại thương hiệu của mình, quên đi con người và các vấn đề, dành một khoảng thời gian để tìm ra được ba điều, lớn hoặc nhỏ, có thể tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu.

Từ quan điểm của công ty, bạn hãy tìm ra thay đổi ba điều gì có thể mang lại tác động lớn nhất đối với doanh nghiệp, cho doanh số bán hàng, cho vốn chủ sở hữu doanh nghiệp... Tương tự, khi nhìn vào thương hiệu thông qua con mắt của khách hàng và khách hàng tìm năng, bạn có thể tìm ra ba điểm có thể gắn kết mối quan hệ của họ với thương hiệu, loại bỏ các điểm thất vọng, đáp ứng những mong muốn của họ về thương hiệu. Từ đó, kết nối các quan điểm với nhau để xác định được đâu là điều mà thương hiệu nên thay đổi.

Chiến lược gia nổi tiếng Trung Quốc Tôn Tử đã từng nói: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Và ông không chỉ đề cập đến biết những thứ tốt mà còn là đào sâu, tìm điểm yếu của mình và của đối thủ. Tìm ra được điểm yếu của thương hiệu chính là cách để giúp thương hiệu trở nên mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Thủy Tiên
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Làm thế nào để biết điểm yếu của thương hiệu?

    Làm thế nào để biết điểm yếu của thương hiệu?

    19/03/2014 11:13 AM

    CafeLand – Bất kể thương hiệu được thiết kế chu đáo, tỉ mỉ và thực hiện kĩ lưỡng tới đâu, mỗi thương hiệu đều có những điểm yếu của nó, có thể nói là “không hoàn hảo” như ý tưởng mong muốn ban đầu.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu Việt Nam. Cung cấp thông tin bất động sản, thông tin mới nhất thị trường nhà đất và mua bán nhà đất tại Việt Nam. Network CafeLand gồm có: CafeLand Nhà Đất, CafeLand TV, CafeLand Map, CafeLand Proptech….