Khi giới học thuật dùng từ "khôn ngoan", họ thường chỉ sự thông minh nói chung. Đó là khả năng học hỏi, suy nghĩ và ứng dụng. Nhiều thập niên qua, họ tìm cách đo thông minh bằng IQ hay các phép kiểm tra tương tự về năng lực nhận thức.
Nhưng khôn ngoan lại là điều rất khác trên thực tế. Nó không được quy định bằng điểm SAT 800 môn toán. Nó nhấn mạnh hơn đến tính cần cù, kiên nhẫn và bền bỉ. Ta gọi là thái độ gan góc. Hay cản đảm. Hay kiên trì. Bởi vì đó là những khái niệm xa xưa nên thường bị quên mất.

Trong kinh doanh, những câu hỏi được đặt ra là: Ai có thể thực hiện được nhiệm vụ? Ai có thể đạt được mục tiêu, chịu đựng được (vất vả khó khăn) và thành công? Nhà đầu cơ dầu mỏ ở North Dakota hay người bán bảo hiểm hàng đầu ở thành phố Kansas có thể không phải thiên tài toán học như Sergey Brin của Google, nhưng họ đều lọc lõi, tinh ranh và làm được việc. Họ sẽ sống được khi trời yên bể lặng và cả lúc đầy giông bão. Họ thích ứng được với thay đổi thị trường và thắng nhiều hơn thua.

Khi tranh luận về khôn ngoan, CEO Tom Georgens ở NetApp, hãng lưu trữ trị giá 6,3 tỉ đô la Mỹ, nhận xét rất thú vị: "Tôi biết nói điều này làm nhiều người nhột, nhưng một khi đến được thời điểm nào đó trong sự nghiệp – và thực tế là không lâu đâu, khoảng 5 năm – điểm số và bằng cấp đều không có ý nghĩa gì nữa. Điều quan trọng là thành tựu mà ta đạt được bắt đầu từ thời điểm đó". Khi được hỏi về nhân viên của mình, Georgens đáp: "Tôi còn không biết họ tốt nghiệp trường nào và có chuyên môn gì". Với ông và các CEO khác, đến một lúc nào đó, tất thảy thứ đó chỉ là chả nghĩa lý gì.

Áp dụng ý tưởng đó theo hướng kinh doanh, Greg Becker, CEO Silicon Velley Bank, nói với tôi: "Một số hãng đầu tư mạo hiểm tốt mà tôi biết đều muốn thuê những người ưa sinh sự, đã từng trải qua nhiều thử thách và gian truân. Chính họ sẽ là người tìm ra cách giải quyết để hoàn thành công việc, dù thế nào đi nữa".

Maynard Webb, chủ tịch HĐQT Yahoo và thành viên HĐQT Salesforce.com, nói: "Thứ tôi tìm là tài năng. Tài năng còn là những gì bạn đã làm. Nếu bạn là doanh nhân đang muốn đột phá, đó không phải chuyện dễ. Bạn phải cứng rắn, sẵn sàng chịu đựng khó khăn và chịu thất bại. Vì thế tôi tìm kiếm yếu tố gan góc".

Đây có thể là tin vui cho phần lớn chúng ta. Chúng ta không bị giới hạn hay xác định bằng chỉ số IQ mà ta thừa hưởng. Phần lớn những điều giúp ta khôn ngoan trong thế giới thực đến từ những gì mà ta học được, nhất là những điều ta học trong gian khó. Giới học thuật sẽ nói là xét về kỹ thuật, những thứ đó không định nghĩa sự khôn ngoan. Cũng đúng. Nỗ lực và sự kiên trì không giống với định nghĩa khoa học về thông minh. Nhưng trước khi bác bỏ định nghĩa về khôn ngoan mà tôi đưa ra, để tôi cho bạn thấy sự gan góc sẽ trực tiếp dẫn đến cách chúng ta trở nên khôn ngoan hơn thế nào. Đó là vì gan góc là kết quả từ khả năng không ngừng học hỏi thêm và thích ứng nhanh hơn.

Trong thực tế, bạo dạn bền bỉ mới giúp chúng ta khôn ngoan hơn" trong kinh doanh chứ không phải chỉ số IQ

Từ khi sinh ra cho đến khi nhắm mắt lìa trần, điều quyết định hành vi của chúng ta chính là kinh nghiệm. Nó có thể bao hàm những ảnh hưởng không thể kiểm soát như nghịch cảnh, cũng như những ảnh hưởng có thể kiểm soát như việc học hỏi và rèn luyện. Não bộ con người chúng ta có thể đàn hồi đáng kinh ngạc, ngay cả khi ta ở tuổi 70.

Những người khôn ngoan nhất trong giới kinh doanh không phải những người thông minh nhất, mà là người thường đặt mình vào những tình huống đòi hỏi thái độ gan góc. Những hành động can đảm làm gia tăng sức học qua khả năng thích ứng.

Chẳng hạn, người bán hàng gọi điện thoại nhiều hơn sẽ luôn hiệu quả hơn người ít gọi. Chẳng bất ngờ, nhưng chìa khóa nằm ở đây: Không chỉ vì hành động gọi điện nhiều hơn tăng xác suất thành công, mà bằng hành động đó, người bán hàng đặt mình vào môi trường học tập gắt gao và nhanh hơn. Họ phát hiện nhanh hơn cái gì sẽ làm được, cái gì không. Họ học nhanh hơn cách làm để không bị từ chối. Vì vậy, tỷ suất thành công cải thiện – tức là tăng gấp đôi cuộc gọi, tăng gấp ba doanh số. Hành động gọi điện nhiều cũng giúp một người học cách tự thắt chặt kỷ luật.

Trong thực tế, bạo dạn bền bỉ mới giúp chúng ta khôn ngoan hơn.

Theo VnExpress)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Kinh doanh khôn ngoan không phải là có IQ cao

    Kinh doanh khôn ngoan không phải là có IQ cao

    03/02/2014 6:49 PM

    Khi giới học thuật dùng từ "khôn ngoan", họ thường chỉ sự thông minh nói chung. Đó là khả năng học hỏi, suy nghĩ và ứng dụng. Nhiều thập niên qua, họ tìm cách đo thông minh bằng IQ hay các phép kiểm tra tương tự về năng lực nhận thức.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.