Cập nhật 12/10/2020 4:30 PM
CafeLand - Hiện có 2.189 tỷ phú trên toàn cầu với tổng tài sản trị giá 10,2 nghìn tỷ USD. Việc tăng giá liên tục của thị trường chứng khoán do đại dịch gây ra đã đẩy giá trị ròng của những người giàu có trên thế giới lên một tầm cao mới.

Tính đến tháng 7/2020, khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm tỷ lệ lớn nhất về số lượng cá nhân sở hữu giá trị tài sản ròng cực cao, với 831 (38%) người thuộc giới siêu giàu và khối lượng tài sản của các tỷ phú tại khu vực này hiện có giá trị lên tới 3,3 nghìn tỷ USD, theo Báo cáo về giới tỷ phú năm 2020 của ngân hàng Thụy Sỹ UBS. Con số đó cao hơn so với 762 người (35%) ở châu Mỹ và 596 người (27%) ở khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA).

Các kết quả được đưa ra dựa trên các cuộc phỏng vấn và dữ liệu từ 2.000 tỷ phú tại 43 thị trường, cho thấy châu Á - Thái Bình Dương vẫn giữ được vị trí là “động cơ tăng trưởng tài sản” trên toàn cầu, Anurag Mahesh của UBS Global Wealth Management cho biết tại buổi ra mắt báo cáo này vào hôm thứ Tư.

Trung Quốc đại lục nổi lên là thị trường tạo ra của cải hàng đầu trong khu vực, với 415 tỷ phú, tiếp theo là Ấn Độ (114), Hồng Kông (65), Đài Loan (40) và Úc (39). Nghiên cứu cho thấy Mỹ là quê hương của 636 tỷ phú.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nhiều tỷ phú nhất thế giới nhờ đại dịch

Cỗ máy tạo ra của cải

Phần lớn sự tăng trưởng tài sản của các tỷ phú trong năm nay có mối tương quan chặt chẽ với sự phục hồi của thị trường kể từ đợt bán tháo mạnh mẽ vào tháng 4, vì tài sản của những người siêu giàu thường gắn liền với các công ty đại chúng mà họ điều hành hoặc đầu tư.

Tuy nhiên, từ năm 2019 đến đỉnh điểm của sự suy thoái vào tháng 4/2020, tài sản của các tỷ phú châu Á có vẻ ít bị tổn hại, chỉ giảm 2,1% so với 10,1% ở EMEA và 7,4% ở châu Mỹ.

Manesh, đồng quản lý khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UBS Global Family Office, cho biết các tỷ phú nắm giữ sự thống trị trong hai ngành công nghiệp chính của khu vực - công nghệ và chăm sóc sức khỏe - vốn đã tăng mạnh sau đại dịch.

Châu Á-Thái Bình Dương là nơi có tỷ lệ tỷ phú ngành công nghệ và chăm sóc sức khỏe cao nhất thế giới, chiếm 181 người (8%) tổng số tỷ phú, so với 153 (7%) ở châu Mỹ và 88 (4%) ở EMEA. Trong khi đó, sự chú trọng ngày càng tăng vào những đột phá và đổi mới trong cả hai lĩnh vực đã giúp họ vượt lên dẫn trước so với các tỷ phú hoạt động trong các lĩnh vực mang tính truyền thống hơn, báo cáo cho thấy.

“Thật thú vị nhưng không có gì ngạc nhiên khi sự giàu có trong lĩnh vực công nghệ và chăm sóc sức khỏe tăng nhanh hơn so với các lĩnh vực khác. Trong thập kỷ qua, tài sản của các tỷ phú trong lĩnh vực công nghệ đã tăng 5,7 lần trong khi tài sản của các tỷ phú trong lĩnh vực dịch vụ tài chính chỉ tăng 2,3 lần”, Anuj Kagalwala, cổ đông và người quản lý bộ phận tài sản tại tại PwC Singapore cũng là đồng tác giả của báo cáo, cho biết.

Quyên góp cho đại dịch

Báo cáo được đưa ra khi các nhà kinh tế còn đang tranh luận về mô hình phục hồi hình chữ K có khả năng nhiều nhất sẽ diễn ra sau đại dịch, trong đó các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế phục hồi với tốc độ khác nhau. Trong mô hình này, tài chính của những người giàu nhất nhanh chóng phục hồi trong khi những người nghèo nhất bị trì trệ hoặc thậm chí sống trong điều kiện kinh tế tồi tệ hơn.

Báo cáo cho thấy 209 tỷ phú đã đóng góp tổng cộng 7,2 tỷ USD cho đại dịch từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020.

Trong đó, 175 người (76%) là các nhà tài trợ tài chính, nghĩa là họ quyên góp tiền cho các nỗ lực cứu trợ, trong khi 24 (19%) là các doanh nghiệp đã thay thế dây chuyền công nghệ để sản xuất thiết bị phục vụ phòng dịch. Mười người trong số các tỷ phú (5%) là những doanh nhân có tầm ảnh hưởng, những người đã đóng góp vào các chiến lược dài hạn như tìm kiếm vắc-xin.

Mahesh cho biết báo cáo cho thấy những đóng góp này là “bước tiến lớn nhất” trong việc cho đi của các tỷ phú suốt khoảng thời gian dịch bệnh.

Lam Vy (CNBC)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Tài sản Bernard Arnault bật tăng mạnh sau chuỗi ngày lao dốc

    Tài sản Bernard Arnault bật tăng mạnh sau chuỗi ngày lao dốc

    13/05/2025 2:34 PM

    Sau nhiều tuần sụt giảm liên tiếp trong bảng xếp hạng những người giàu nhất hành tinh, ông trùm đế chế thời trang xa xỉ LVMH Bernard Arnault đã ghi nhận một cú bật tăng tài sản đầy ấn tượng trong phiên giao dịch ngày 12/5.

  • Tài sản của các tỷ phú công nghệ tăng vọt hàng chục tỷ USD chỉ sau một ngày

    Tài sản của các tỷ phú công nghệ tăng vọt hàng chục tỷ USD chỉ sau một ngày

    10/04/2025 5:11 PM

    Phố Wall vừa chứng kiến một phiên giao dịch đầy phấn khích với đà tăng mạnh mẽ của cổ phiếu công nghệ, khiến giá trị tài sản của loạt tỷ phú hàng đầu thế giới biến động mạnh. Đáng chú ý nhất là Elon Musk, ông chủ Tesla và SpaceX đã chứng kiến khối tài sản của mình tăng thêm tới 28,3 tỷ USD chỉ trong một ngày.

  • Tài sản các tỷ phú thế giới biến động mạnh: Người thắng lớn, kẻ mất hàng chục tỷ USD chỉ sau một ngày

    Tài sản các tỷ phú thế giới biến động mạnh: Người thắng lớn, kẻ mất hàng chục tỷ USD chỉ sau một ngày

    04/04/2025 3:16 PM

    Chỉ trong vòng 24 giờ, thị trường tài chính toàn cầu đã chứng kiến sự biến động mạnh mẽ về tài sản ròng của hàng loạt tỷ phú hàng đầu thế giới. Những con số tăng - giảm ấn tượng được ghi nhận trong bảng xếp hạng “Winners and Losers” của Forbes sau phiên giao dịch ngày 3/3, phản ánh rõ sự bất ổn của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh giá cổ phiếu công nghệ và các tài sản đầu tư lớn đang chịu áp lực điều chỉnh.

  • Việt Nam chỉ còn 4 tỷ phú USD trong danh sách Forbes 2025

    Việt Nam chỉ còn 4 tỷ phú USD trong danh sách Forbes 2025

    03/04/2025 9:55 AM

    Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2025, ghi nhận nhiều biến động đáng chú ý. Trong đó, Việt Nam chỉ còn 4 tỷ phú USD sau khi Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang và Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương không còn tên trong bảng xếp hạng.

  • Chỉ trong 5 năm, Ấn Độ “sản sinh” gần 200 tỷ phú

    Chỉ trong 5 năm, Ấn Độ “sản sinh” gần 200 tỷ phú

    07/03/2025 3:01 PM

    Trong vòng 5 năm qua, Ấn Độ đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số lượng tỷ phú USD. Theo báo cáo của Công ty tư vấn bất động sản Knight Frank India, năm 2024, Ấn Độ có 191 tỷ phú USD, với tổng tài sản ước tính khoảng 950 tỷ USD. So với năm 2019, khi quốc gia này chỉ có 7 tỷ phú, con số này đã tăng thêm 184 người, đánh dấu mức tăng trưởng ấn tượng.

  • Người giàu nhất Trung Quốc đã “đổi chủ”

    Người giàu nhất Trung Quốc đã “đổi chủ”

    22/02/2025 9:17 AM

    Ngày 17/2, tỷ phú Mã Hóa Đằng (Pony Ma), đồng sáng lập tập đoàn công nghệ Tencent, đã trở lại vị trí người giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản ước tính khoảng 43,9 tỷ USD. Sự thay đổi này đánh dấu lần thứ ba kể từ tháng 7/2023 danh hiệu này đổi chủ, phản ánh sự biến động mạnh mẽ trong thị trường chứng khoán và nền kinh tế Trung Quốc.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu Việt Nam. Cung cấp thông tin bất động sản, thông tin mới nhất thị trường nhà đất và mua bán nhà đất tại Việt Nam. Network CafeLand gồm có: CafeLand Nhà Đất, CafeLand TV, CafeLand Map, CafeLand Proptech….