Sau khi Tổng thống Barack Obama đề cử hai nghị sĩ John Kerry và Chuck Hagel phụ trách bộ Ngoại giao và bộ Quốc phòng, nhiều người thắc mắc: với hai vị bộ trưởng mới, chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong bốn năm tới sẽ thay đổi ra sao? Có thể trả lời: chính sách đó vẫn như trước, vẫn giống như hai năm gần đây.

Ông Chuck Hagel (trái) và ông John Brennan (phải).

Không nên dự đoán John Kerry sẽ là ngoại trưởng Mỹ “thân” Việt Nam, vì ông đã từng biểu tình phản đối chiến tranh. Ðó là một ảo tưởng! Những người đi biểu tình không phải vì “thân Việt Nam”, mà vì họ thấy chấm dứt chiến tranh sẽ có lợi cho nước Mỹ.

Nhưng cũng không nên suy đoán ngược lại là John Kerry vì mặc cảm trận mạc nên sẽ cứng rắn đối với Việt Nam. Bởi vì, sau cùng chỉ có ông Obama mới là người quyết định chính sách ngoại giao của nước Mỹ. Và quyết định của bất cứ Tổng thống Mỹ nào cũng vì quyền lợi của nước họ mà thôi. Hơn nữa, chính sách của Mỹ đối với Việt Nam bao giờ cũng nằm trong chiến lược toàn cầu; đặc biệt, là chiến lược của Mỹ trong cả vùng châu Á – Thái Bình Dương.

Tại châu Á, từ hơn nửa thế kỷ trước vấn đề quan trọng nhất đối với một Tổng thống Mỹ là sẽ làm gì với Trung Quốc; các nước chung quanh đều là thứ yếu. Khi nhìn thấy sự rạn nứt giữa Liên Xô và Trung Quốc từ cuối thập niên 60 thế kỷ 20, chiến lược của họ đã thay đổi. Mỹ bắt đầu giao thiệp với Trung Quốc. Kể từ đó, vấn đề của các Chính phủ Mỹ là cách đối xử với Trung Quốc như thế nào là tốt nhất cho quyền lợi lâu dài của họ.

Người Mỹ tin rằng thị trường Trung Quốc sẽ không tuột ra ngoài tầm tay của họ. Công ty Yum!, chủ nhân KFC và Pizza Hut đã mở 720 cửa hàng ở lục địa Trung Hoa. Công ty Kraft đã biến đổi thứ bánh ngọt Oreo của họ cho hợp với khẩu vị của người Tàu.

Ðể “ngăn chặn” sức bành trướng của Trung Quốc, Mỹ đã có những đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ðài Loan và nhiều nước khác trong vùng Ðông Nam Á. Ðể lấn áp, một khí cụ hiện đang được Mỹ sử dụng là “sức mạnh mềm”, đó là mô hình chính trị tự do dân chủ và kinh tế thị trường. Nếu các nước chung quanh Trung Quốc đều dân chủ hoá và phát triển tự do mậu dịch thì họ tự động trở thành một hàng rào rất kín để ngăn chặn ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Chính sách của Mỹ sẽ tiếp tục như những gì họ đã làm trong hai năm qua kể từ khi ông Obama tuyên bố Mỹ “chuyển trục”. Những gương mặt mới như Hagel hay Kerry cũng không thay đổi gì nhiều trong chiến lược này. Họ sẽ ưu tiên gắn bó với các đồng minh truyền thống và phát triển mậu dịch để tất cả đều hưởng lợi.

Theo Ng. Dung (SGTT)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Kerry, Hagel và chính sách của Mỹ với Việt Nam

    Kerry, Hagel và chính sách của Mỹ với Việt Nam

    14/01/2013 9:56 AM

    Sau khi Tổng thống Barack Obama đề cử hai nghị sĩ John Kerry và Chuck Hagel phụ trách bộ Ngoại giao và bộ Quốc phòng, nhiều người thắc mắc: với hai vị bộ trưởng mới, chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong bốn năm tới sẽ thay đổi ra sao? Có thể trả lời: chính sách đó vẫn như trước, vẫn giống như hai năm gần đây.

  • Tại sao Obama chọn Chuck Hagel?

    Tại sao Obama chọn Chuck Hagel?

    08/01/2013 8:17 PM

    Cựu Thượng nghị sĩ Chuck Hagel vừa được Tổng thống Barack Obama chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền mới của ông vì thành viên Cộng hòa này có chung nhiều mục tiêu và tầm nhìn thế giới với ông chủ Nhà Trắng.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.