Đối với nhiều người việc đàm phán được ví như gót chân Achilles của họ vậy, nhưng đó là việc quan trọng trong hầu hết các tình huống. Vậy làm thế nào chúng ta có thể chuẩn bị tốt để “làm chủ cuộc chơi” và giành chiến thắng?
Giáo sư Malhotra là một nhà đàm phán dày dạn, ông đã sử dụng kỹ năng điêu luyện của mình ở mọi lĩnh vực, từ những vụ tranh cãi trong văn phòng đến việc đàm phán ngoại giao.
Tại Harvard Business School, ông dạy kỹ năng đàm phán, một kỹ năng tinh tế mà những sinh viên phải học và thực hành. Đó không phải là một điều ngoài tầm với của bất cứ ai trong chúng ta.
Tuy vậy, giành phần thắng trong một cuộc đàm phán căng thẳng không dành cho những kẻ cứng đầu hay hiếu thắng. Nó bắt đầu bằng sự chuẩn bị - và bạn có thể nâng tầm vị trí của mình trước khi đưa ra những thỏa thuận với 3 chiến lược hàng đầu của giáo sư Malhotra.
1. Chuẩn bị mọi thứ
Theo giáo sư Malhotra, bạn có thể áp dụng chiến thuật thiết lập những ưu tiên và duy trì sự tập trung trong cuộc đàm phán. Hiểu rõ quy tắc " đối thủ " trước khi bạn bắt đầu. Đó là một điều tích cực sẽ giúp bạn làm giảm xác suất gặp những tình huống khó chịu bất ngờ xuất hiện ngay khi bạn đã gần đạt được thỏa thuận.
Thông thường mọi người cho rằng đặt câu hỏi sẽ khiến cho mình có vẻ yếu thế hơn và thiếu thông tin, nhưng điều ngược lại mới đúng. Đó là cách tốt nhất để tìm hiểu tường tận những gì bạn muốn biết: Ai chịu trách nhiệm đưa ra quyết định cuối cùng, và liệu người đó có tham gia vào cuộc đàm phán. Hãy hỏi về lịch trình và điểm chuẩn của cuộc đàm phán. Hãy thử đánh giá chính xác lúc nào đối phương sẽ gặp hạn chế và lúc nào sẽ có lợi cho mình.
2. Biết rõ những căng thẳng trong đàm phán
Có rất nhiều trường hợp khi hiệu suất giảm đi do kiệt sức hoặc căng thẳng trong cuộc đàm phán dẫn đến niềm tin và động lực bị mất. Trong những cuộc đàm phán căng thẳng, mọi người đều có ngưỡng giới hạn của họ mà ở đó những áp lực về cảm xúc quá lớn khiến cho việc đưa ra quyết định không còn hiệu quả.
Hãy dẫn đường đơn giản bằng việc nói ra những cảm xúc đó. Giáo sư Malhotra đề nghị có một cuộc thảo luận sơ bộ về các cảm xúc mạnh mẽ, coi đó là một phần bình thường của quá trình đàm phán. Tức là cho phép cảm xúc mạnh mẽ hoạt động để xoa dịu, sau đó bạn có thể kéo tất cả trở lại bình thường.
3. Chăm sóc bản thân
Một người hoạt động hiệu quả luôn chăm sóc tốt cho bản than bất kể tình huống nào: Họ duy trì sự tập trung và tránh sự sao nhãng không cần thiết.
Bất kể đối thủ cố gắng khiến bạn khó chịu bao nhiêu lần hoặc giành quyền kiểm soát với lời hăm dọa, bỏ qua tất cả những điều đó, chỉ cần bạn xem như không nghe thấy mà chú trọng bản thân nhiều hơn.
Diệu Bảo (Trí thức trẻ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.