Trong thông báo mới đưa ra, EU cáo buộc Trung Quốc vi phạm các điều luật của WTO khi đưa ra các biện pháp với mục đích hạn chế xuất khẩu các nguyên liệu thô thiết yếu như than chì, côban, crôm, magiê... Những nguyên liệu thô này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực từ hàng không vũ trụ, sản xuất ôtô cho tới năng lượng điện và hóa học.
Vì vậy, việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu các mặt hàng này được cho là tạo lợi thế cho các công ty nội địa trong khi gây tổn hại tới các công ty đến từ các nước khác, trong đó có EU, và ảnh hưởng tới người tiêu dùng, gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động thương mại quốc tế.
Ủy viên thương mại EU Cecilia Malmstroem khẳng định EU không làm ngơ trước những vi phạm luật thương mại khiến các nhà sản xuất, cũng như người tiêu dùng chịu thiệt hại.
EU cũng từng thực hiện thành công những vụ kiện tương tự đối với Trung Quốc vào năm 2012 và 2014 liên quan tới các mặt hàng thô khác như bôxít, kẽm và than cốc.
Ủy viên Malstroem khẳng định trong hai vụ kiện trước đó, các biện pháp hạn chế hàng xuất khẩu mà Trung Quốc đưa ra đều bị kết luận là vi phạm luật thương mại quốc tế nhưng quốc gia này vẫn không dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp nên EU tiếp tục kiện.
Sau khi EU đệ đơn kiện, hai bên sẽ có 60 ngày hòa giải. Nếu hòa giải không cho kết quả, EU có thể sẽ yêu cầu WTO xem xét liệu các biện pháp mà Trung Quốc áp dụng có tuân thủ theo các quy định của tổ chức này hay không.
Cùng ngày, Mỹ cũng cho biết sẽ mở rộng hồ sơ vụ kiện mà quốc gia này gửi lên WTO hồi tuần trước về việc Trung Quốc đã không dỡ bỏ các loại thuế xuất khẩu theo cam kết khi gia nhập tổ chức thương mại toàn cầu này hồi năm 2001. Theo đó, Mỹ sẽ bổ sung thêm cả những mặt hàng có trong đơn kiện của EU.
Trong đơn kiện, Đại điện Thương mại Mỹ Michael Froman cho biết hiện Trung Quốc đang áp dụng mức thuế xuất khẩu từ 5% đến 20% đối với các mặt hàng vật liệu thô, khiến các công ty nước ngoài nhập các mặt hàng này chịu giá cao hơn nhiều so với các công ty nội địa của Trung Quốc trong khi nguồn cung không ổn định.
Hơn nữa, việc áp các loại thuế xuất khẩu cao cũng được coi như hành động buộc các nhà sản xuất đến từ các quốc gia khác phải tìm cách đưa việc sản xuất, công nghệ và cơ hội việc làm về Trung Quốc./.








-
Liên minh Châu Âu phác thảo kế hoạch mua khí đốt từ Nga
15/05/2022 9:11 PMLiên minh châu Âu (EU) chuẩn bị đưa ra giải pháp cho các nhà nhập khẩu khí đốt của khối này để tránh vi phạm lệnh trừng phạt khi mua nhiên liệu từ Nga và vẫn đáp ứng yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc thanh toán bằng đồng ruble.
-
Sau than và dầu, vì sao EU chưa thể trừng phạt khí đốt Nga?
07/05/2022 8:25 PMLệnh cấm vận khí đốt Nga sẽ giáng đòn mạnh vào thu ngân sách và nền kinh tế Nga. Nhưng EU cũng đối mặt với nguy cơ suy thoái nếu tung chiêu bài này.
-
Tỷ phú Abramovich bị EU phong tỏa tài sản và cấm đi lại
15/03/2022 10:31 AMLiên minh châu Âu (EU) cho biết sẽ trừng phạt Roman Abramovich, chủ tịch CLB bóng đá Chelsea, cùng những nhà tài phiệt khác, trong động thái đáp trả việc Nga tấn công Ukraine.
-
EU rút lại kế hoạch hạn chế xuất khẩu vaccine qua Ireland
31/01/2021 4:45 PMLiên minh châu Âu (EU) đột ngột đảo ngược kế hoạch hạn chế xuất khẩu vaccine Covid-19 qua biên giới Ireland vào Vương quốc Anh, sau khi vấp phải những làn sóng phản đối kịch liệt.
-
Mỹ dẫn đầu thế giới trong cuộc đua phát triển và ứng dụng AI
26/01/2021 2:11 PMTheo Quỹ Đổi mới và Công nghệ thông tin, đánh giá về ứng dụng AI theo 30 chỉ số riêng biệt, Mỹ dẫn đầu với 44,6/100 điểm, tiếp đó là Trung Quốc với 32 điểm và EU với 23,3 điểm.
-
Luật pháp EU tăng cường giám sát kỹ thuật số
06/01/2021 1:06 PMMới đây, EU đã đạt được thỏa thuận về ngân sách khoảng 7,5 tỷ euro trong 'Kế hoạch châu Âu kỹ thuật số'.