Cập nhật 01/05/2016 2:45 PM
Các doanh nghiệp như Vinamilk, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn, Tân Cảng Sài Gòn, Acecook Việt Nam, Cao su Liên Anh và nhiều doanh nghiệp khác cho biết đang ráo riết lên kế hoạch để nắm bắt cơ hội xuất khẩu hàng sang các thị trường lớn khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực trong vòng hai năm tới.

Dệt may được cho là một ngành hưởng lợi nhiều từ TPP. Dây chuyền sản xuất vải tại một doanh nghiệp ở TPHCM. Ảnh: VĂN NAM

Tự thân chuẩn bị

“Trong thời gian chờ TPP có hiệu lực chính thức, Vinamilk đã cảm nhận được làn sóng hợp tác kinh doanh từ các đối tác là thành viên TPP như Úc, New Zealand, Nhật Bản. Vinamilk tiếp nhận các đề nghị mua hàng về sữa đặc, sữa chua, sữa bột, kem và nước giải khát cũng như các đề xuất thảo luận phát triển cơ hội kinh doanh”, đây là một phần trong báo cáo của Vinamilk tại hội thảo về cơ hội và thách thức tác động của TPP đến hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam diễn ra tại TPHCM mới đây.

Không bỏ qua việc đón đầu cơ hội mang lại từ TPP, Vinamilk cho biết đang chuẩn bị các chiến lược mới để thâm nhập và phát triển thị trường tại các nước thành viên TPP.

Một trong những bước đi giúp Vinamilk thâm nhập thị trường mới là sử dụng các cơ sở sản xuất đã được thiết lập tại các nước thành viên TPP. Hiện Vinamilk đã nắm giữ 70% cổ phần của Nhà máy Driltwood tại Mỹ, 22,8% cổ phần trong Nhà máy Miraka tại New Zealand... Các nhà máy này sẽ đáp ứng yêu cầu từ khách hàng Vinamilk, giúp thương hiệu này tiết kiệm thời gian và chi phí giao nhận, tăng cường sự hiện diện của thương hiệu này tại các nước thành viên TPP.

Đối với một nhà sản xuất thực phẩm ăn liền như Acecook Việt Nam, dù tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp này đến các nước thành viên TPP chỉ chiếm khoảng 18% trong tổng doanh số xuất khẩu nhưng họ cho biết sẽ phát triển mạnh hệ thống bán hàng đến các thị trường Mỹ, Úc, Canada trong khối TPP.

Bên cạnh các ngành sản xuất như dệt may, gỗ, thủy sản, ngành dịch vụ cảng biển và logistics cũng được Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn nhận định sẽ hưởng lợi từ nhu cầu xuất nhập khẩu tăng cao giữa khu vực châu Á và Bắc Mỹ thông qua TPP.

Do vậy, Tân cảng Sài Gòn vốn đang là nhà khai thác cảng container lớn nhất Việt Nam cho biết đã có những bước chuẩn bị cần thiết trong thời gian gần đây nhằm đón đầu những cơ hội mà TPP mang lại, đặc biệt là những khu vực được dự báo sẽ có hoạt động xuất nhập khẩu nhộn nhịp. Tân Cảng Sài Gòn cho biết trong tháng 5-2016 sẽ khởi công dự án xây dựng cảng container quốc tế Hải Phòng (cảng nước sâu đầu tiên tại khu vực miền Bắc) và dự kiến sẽ đưa cảng này vào hoạt động trong tháng 5-2018.

Tại đồng bằng sông Cửu Long, Tân Cảng Sài Gòn đang phát triển hệ thống 8 cảng trực thuộc và liên kết. Hầu hết các cảng này đều nằm ở những vị trí kế cận các khu công nghiệp trọng điểm, thuận lợi cho khách hàng xuất nhập khẩu hàng hóa như cảng Tân Cảng - Thốt Nốt, Tân Cảng - Trà Nóc, Tân Cảng - Cái Cui, Tân Cảng - Sa Đéc, Tân Cảng - Mỹ Tho và Tân Cảng - Giao Long.

Tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tân Cảng Sài Gòn còn cho biết trong năm 2016 sẽ mở rộng cảng Cát Lái với tổng chiều dài cầu tàu lên trên 1.700 mét và tạo mạng lưới cảng - depot khép kín tại TPHCM để đảm bảo cung cấp dịch vụ vận chuyển và giao nhận.

Trong khi đó, Công ty TNHH Sản xuất cao su Liên Anh cho biết họ có rất nhiều lợi thế khi tham gia TPP. Hiện Liên Anh đang xuất khẩu đến 6 trong số 12 quốc gia thành viên TPP gồm Mỹ, Malaysia, Úc, Mexico, New Zealand và Canada. Riêng ở hai thị trường là Mỹ và Malaysia, Công ty Liên Anh đã xuất khẩu được gần 15.000 tấn hàng trong năm 2015.

Đại diện Công ty Liên Anh nhận định, trong các nước gia nhập TPP chỉ có Việt Nam và Malaysia có tiềm năng về cao su nên cơ hội gia nhập thị trường cao su khối TPP dành cho Việt Nam và Malaysia rất lớn. Tuy nhiên, do giá xuất khẩu của Malaysia cao hơn Việt Nam nên hàng cao su Malaysia trong chừng mực nào đó khó cạnh tranh với hàng Việt Nam tại một số thị trường. Nhưng về lâu dài, Việt Nam cần khắc phục điểm yếu là nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay cao su Việt Nam chưa tốt bằng Malaysia do giống, kỹ thuật trồng, quy trình thu hoạch của họ làm tốt hơn ta.

Cần thêm sự tiếp sức

Theo các chuyên gia ngành cao su, để tận dụng được cơ hội TPP mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan chức năng cần xúc tiến đưa Việt Nam gia nhập Hội đồng Cao su quốc tế ba bên (ITRC) để tăng cường hợp tác với các nước xuất khẩu cao su là Thái Lan, Malaysia và Indonesia; đồng thời Việt Nam cũng cần kiểm soát công tác quy hoạch phát triển cây cao su đúng định hướng, có những chính sách hỗ trợ cụ thể kịp thời cho ngành cao su, nhất là nông dân, trong bối cảnh giá cao su đang giảm mạnh.

Ngoài sự tự thân chuẩn bị, điều quan trọng hiện nay cộng đồng doanh nghiệp chờ đợi là có thêm sự hỗ trợ về thông tin từ phía cơ quan chức năng để doanh nghiệp có thể tận dụng TPP một cách hiệu quả nhất trong những năm tới, giảm thiểu các thách thức, khó khăn và gia tăng cơ hội, tận dụng tốt các ưu đãi mà TPP mang lại.

Theo nhận định của bà Bùi Kim Thùy, Phó phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương, cấu phần quan trọng nhất đối với bất kỳ hiệp định thương mại tự do (FTA) nào khi có hiệu lực chính là “thương mại hàng hóa” thể hiện qua kết quả hữu hình, khoảng 85-95% các dòng thuế (tùy FTA) sẽ về 0% ngay khi FTA có hiệu lực và các dòng thuế còn lại sẽ lần lượt về 0% theo lộ trình.

Một trong những điều kiện để doanh nghiệp tận dụng được ưu đãi thuế quan là hàng hóa bắt buộc phải đáp ứng quy tắc xuất xứ được thiết kế riêng cho từng hiệp định thương mại tự do. Quy tắc xuất xứ được ví như “quốc tịch” của hàng hóa khi ra nước ngoài.

Bà Thùy cho rằng sau năm 2018 TPP sẽ chính thức có hiệu lực và ngay từ bây giờ doanh nghiệp trong nước có hai năm để chuẩn bị, sửa sang lại chuỗi cung ứng, giá trị sản xuất của mình cho phù hợp với TPP.

Bà Thùy nhấn mạnh cho dù Việt Nam có kỳ vọng tổng kim ngạch xuất khẩu đến các quốc gia thành viên TPP sau năm 2018 sẽ tăng gấp đôi, gấp ba so với hiện nay nhưng vấn đề quan trọng vẫn là có bao nhiêu phần trăm trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường TPP thực sự hưởng ưu đãi thuế quan (thỏa mãn các điều kiện quy tắc xuất xứ để hưởng thuế quan ưu đãi).

Việc tuân thủ quy tắc xuất xứ TPP được cho là yếu tố then chốt quyết định việc được hưởng ưu đãi thuế quan TPP. Nếu các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam không đáp ứng bộ quy tắc xuất xứ này, thì việc hưởng thuế quan ưu đãi là vô nghĩa.

Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương, thời gian qua tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA mà Việt Nam đã tham gia vẫn còn rất thấp, trung bình khoảng 35%, đồng nghĩa với việc số hàng hóa còn lại phải chịu thuế cao hơn so với mức thuế ưu đãi từ các FTA là 0-5%. Cơ quan này nhận định một trong những lý do chính là vì doanh nghiệp chưa hiểu biết đầy đủ về quy tắc xuất xứ nên không tận dụng được ưu đãi thuế quan mà các hiệp định thương mại mang lại.

Văn Nam (TBKSG)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Anh muốn tham gia TPP sau khi rút khỏi EU

    Anh muốn tham gia TPP sau khi rút khỏi EU

    03/01/2018 7:45 PM

    Gần đây, Anh tổ chức một cuộc hội đàm không chính thức, bàn về việc tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

  • “Cứu sống” TPP mới chỉ là bước đầu

    “Cứu sống” TPP mới chỉ là bước đầu

    13/11/2017 10:26 PM

    Tất các nước đều phải xem xét đánh giá lại yêu cầu, lợi ích cũng như những điểm cân bằng để duy trì hiệp định này ở chất lượng cao.

  • Đàm phán về TPP giữa 11 nước đã gần đi đến đích cuối cùng

    Đàm phán về TPP giữa 11 nước đã gần đi đến đích cuối cùng

    03/11/2017 9:27 PM

    Theo trang tin Globe and Mail của Canada, các cuộc đàm phán về việc thực thi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 11 nước (không bao gồm Mỹ) đã gần đi đến đích cuối cùng trước thềm Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam.

  • Chưa thể đạt được thỏa thuận về hiệp định sẽ thay thế TPP trong năm nay

    Chưa thể đạt được thỏa thuận về hiệp định sẽ thay thế TPP trong năm nay

    11/09/2017 2:26 PM

    Thay vào đó, bộ trưởng các nước tham gia đàm phán RCEP cho biết họ sẽ cố gắng để đạt được những bước tiến lớn vào tháng 11 tới.

  • TPP liệu có tan rã?

    TPP liệu có tan rã?

    23/03/2017 8:52 PM

    Bất chấp tuyên bố mạnh mẽ, bộ trưởng thương mại các nước trong cuộc họp tại Chile tuần trước vẫn phải chấp nhận thực tế là triển vọng Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang rất yếu...

  • Bloomberg: Kinh tế Việt Nam hướng đến láng giềng khi Mỹ rút khỏi TPP

    Bloomberg: Kinh tế Việt Nam hướng đến láng giềng khi Mỹ rút khỏi TPP

    29/01/2017 7:10 PM

    Hiệp định TPP bất thành "sẽ khiến chúng tôi phải mở rộng sang các thị trường khác", ông Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết trên Bloomberg, "Chúng tôi có nhiều tiềm năng tăng xuất khẩu" sang các thị trường tại ASEAN, hoặc "một số quốc gia trong khu vực có hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, như Hàn Quốc hay Nhật Bản".

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu Việt Nam. Cung cấp thông tin bất động sản, thông tin mới nhất thị trường nhà đất và mua bán nhà đất tại Việt Nam. Network CafeLand gồm có: CafeLand Nhà Đất, CafeLand TV, CafeLand Map, CafeLand Proptech….