Có những thương hiệu Việt ra mắt “hoành tráng” 1 – 2 năm trước, cũng có những thương hiệu đã “làm mưa làm gió” trên phân khúc điện thoại giá rẻ. Nhưng lúc này, vấn đề “tồn tại hay không tồn tại” đang đặt nhiều thương hiệu điện thoại Việt trước sự lựa chọn sinh tồn.

Các thương hiệu điện thoại Việt đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh chỉ có tính minh họa

Hi-Mobile giờ chỉ còn là một cái tên mờ nhạt. BluePhone ồn ào xuất hiện nhưng lặng lẽ ra đi. F-mobile không còn là thương hiệu dành được quan tâm như 1 – 2 năm trước. Q-mobile đang đứng trước những bài toán khó giải cho xu hướng phát triển… Rõ ràng, các điện thoại thương hiệu Việt đang gặp phải rất nhiều khó khăn, cả ở phân khúc điện thoại giá rẻ vốn là phân khúc được các thương hiệu Việt chiếm ưu thế.

Trong một nhận định được hệ thống siêu thị điện thoại di động và thiết bị số Thế Giới Di Động đưa ra trong bản tin thị trường công nghệ tháng 8, đơn vị này cho rằng đến cuối năm 2012, chỉ còn 4 thương hiệu điện thoại Việt duy trì hoạt động.

Theo Thế Giới Di Động, các năm 2009 - 2010 được coi là thời kỳ đỉnh cao của các nhà sản xuất điện thoại di động thương hiệu Việt, với khoảng 40% thị phần. Tuy nhiên, bước sang năm 2011, thị trường điện thoại nội khá trầm lắng và đến thời điểm giữa năm 2012, thị trường điện thoại di động bão hòa, tình hình kinh tế khó khăn cộng với sự cạnh tranh quyết liệt từ các thương hiệu lớn, khiến điện thoại thương hiệu Việt càng lao đao.

Bản tin này dẫn số liệu thống kê của Bộ Công Thương và hãng nghiên cứu thị trường GFK, rằng nhập khẩu điện thoại di động nửa đầu tháng 8/2012 của Việt Nam đạt gần 617 nghìn chiếc, giảm 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 8/2012, số lượng bán ra toàn thị trường giảm mạnh 6% nhưng doanh thu giảm 1%.

Trước đó, 7 tháng đầu năm, tỷ trọng nhập khẩu của mặt hàng này chỉ đạt hơn 9,5 triệu chiếc, kim ngạch 412,9 triệu USD, giảm 10,7% về lượng và giảm 9,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm mạnh về lượng nhập khẩu điện thoại của Việt Nam trong thời gian qua được đưa ra là do sức ép kinh tế, người dân tiếp tục thắt chặt chi tiêu nên thị trường nhìn chung khá ảm đạm.

Nokia vẫn là thương hiệu điện thoại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nhập khẩu, chiếm 86,3% tổng lượng nhập khẩu nửa đầu tháng 8 và đứng đầu về lượng trong thời gian qua.

Theo Pháp luật TP HCM
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Điện thoại Việt: Đấu nhau trong hồi hộp

    Điện thoại Việt: Đấu nhau trong hồi hộp

    03/09/2013 3:48 PM

    Thị trường điện thoại thương hiệu Việt phát triển giống như một đám rau mầm. Đất màu mỡ, hạt giống được gieo xuống chen nhau mọc lên xanh mướt, nhưng chỉ sau một cơn mưa, hầu hết bị gãy rạp.

  • Điện thoại thương hiệu Việt lao đao trước ranh giới

    Điện thoại thương hiệu Việt lao đao trước ranh giới

    11/09/2012 11:19 AM

    Có những thương hiệu Việt ra mắt “hoành tráng” 1 – 2 năm trước, cũng có những thương hiệu đã “làm mưa làm gió” trên phân khúc điện thoại giá rẻ. Nhưng lúc này, vấn đề “tồn tại hay không tồn tại” đang đặt nhiều thương hiệu điện thoại Việt trước sự lựa chọn sinh tồn.

  • Thêm điện thoại thương hiệu Việt khai tử?

    Thêm điện thoại thương hiệu Việt khai tử?

    06/09/2012 8:13 PM

    Sức mua ảm đạm cộng thêm sự cạnh tranh khốc liệt từ Samsung, Nokia, LG… ở phân khúc smartphone giá rẻ đang khiến cho điện thoại thương hiệu Việt lâm vào cảnh khốn khó.

  • Điện thoại thương hiệu Việt: Tái chiến

    Điện thoại thương hiệu Việt: Tái chiến

    30/08/2012 4:59 PM

    Sau quãng thời gian điêu đứng trước cơn bão điện thoại giá rẻ do Nokia sản xuất, thương hiệu điện thoại Việt lẫn các nhà phân phối trong nước đã bắt đầu “hồi sức” bằng chiến lược smartphone mới.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.