CafeLand - Sau khi Global Witness công bố việc Hoàng Anh Gia Lai phá rừng trồng cao su đã khiến cổ phiếu của HAG sụt giảm mạnh trong phiên ngày 13/5. Việc này đã khiến ông Đoàn Nguyên Đức phản ứng rất quyết liệt phủ nhận toàn bộ nội dung bản báo cáo, tuyên bố bản báo cáo là vô giá trị và cho rằng cái báo cáo “rất quái ác, rất thâm hiểm”.

Tham nhũng, phá rừng là bịa đặt

Bầu Đức đã chi hàng trăm tỷ đồng để đầu tư vào Lào

Theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ thì hiện nay HAGL đang thuê một tổ chức độc lập của quốc tế để điều tra tại các khu vực bị cáo buộc để chứng minh rằng công ty không hoạt động theo đúng pháp luật. Nếu có bất cứ sai phạm nào, chúng tôi sẵn sàng sửa đổi. Tuy nhiên, tôi tự tin HAGL không làm gì sai cả. Chúng tôi không phá rừng, không mua bán gỗ và các dự án của HAGL đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động bản địa”.

Ông cho rằng hiện đất trong cao su của HAGL là đất rừng nghèo và quy trình cấp đất cho HAGL ở hai nước Lào và Campuchia rất chặt chẽ vì thế những cáo buộc HAGL đã hối lộ cho một nhóm quyền lực tại các quốc gia này để lấy dự án là hành động mang tính bôi nhọ đối với các chính phủ 2 nước.

Ông cũng chỉ ra rằng HAGL sở hữu chỉ có ba dự án do ba công ty riêng lẻ triển khai đúng luật với tổng diện tích 29.000 ha chứ không phải 47.000 ha như cáo buộc và có một thực tế là tại Campuchia hiện có nhiều doanh nghiệp “ăn theo” tên tuổi HAGL bằng cách gắn chữ Hoàng Anh vào đầu tên công ty...

Còn với cáo buộc nguy cơ nghèo đói do “cơ hội làm việc tại các đồn điền của HAGL thường rất hạn chế...” ông cho rằng đây là cáo buộc vô căn cứ vì theo quy định tại Campuchia và Lào, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được sử dụng tối đa 15% lao động nhập khẩu, còn lại là lao động tại địa phương. Vì thế với mỗi dự án trồng cao su khoảng 10.000 ha, chúng tôi cần 4.000-5.000 lao động, nếu không sử dụng lao động địa phương thì chúng tôi lấy người đâu để làm.

Nhà ở do HAGL xây tặng cho người dân Attapeu

Ông cho rằng HAGL đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế địa phương bằng cách đóng thuế, tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 10.000 lao động và có đóng góp rất lớn mang tính cộng đồng như xây 2.000 căn nhà cho người nghèo, các trường học, bệnh viện, hàng trăm km đường, hệ thống dây điện, nhiều cầu nối liền các bản làng; ngoài ra Tập đoàn này còn quyên góp cho những chương trình xóa đói giảm nghèo tại 2 nước Lào và Campuchia với tổng giá trị lên đến cả trăm triệu USD...

Ông chứng minh rằng tỉnh Attapeu (Lào) trước kia người dân chỉ sống bằng nghề săn bắt, hái lượm nhưng hiện nay địa phương có tốc độ tăng trưởng GDP lên tới 30% mỗi năm. Đặc biệt, địa phương này đã được đầu tư điện, đường, trường, bệnh viện... khá hoàn chỉnh.

Ông cho rằng rất nhiều cáo buộc của Global Witness là vô căn cứ nhằm “tìm cơ hội quảng bá tên tuổi” và “xin tài trợ”. Cáo buộc này không những ảnh hưởng lớn đến uy tín của Hoàng Anh Gia Lai mà nghiêm trọng hơn là chính phủ hai nước Lào và Campuchia.

Một mũi tên bắn trúng 3 đích

Khi báo cáo này công bố bầu Đức đã quy Global Witness vào hai tội “háo danh” và “hám tiền” có lẽ là hơi coi thường đối thủ, vì tên tuổi của họ trên trường quốc tế nổi bật hơn nhiều so với HAGL.

Theo tìm hiểu của báo chí, đây là tổ chức có tầm vóc không hề nhỏ do tỷ phú George Soros đứng sau hậu thuẫn. Thông qua quỹ Open Society Foundations năm 2012, tỷ phú George Soros đóng góp 40% ngân sách cho Global Witness.

Global Witness thành lập năm 1993 tại Washington. Đây là tổ chức phi chính phủ chuyên điều tra và ngăn chặn xung đột liên quan tới vấn đề tài nguyên thiên nhiên, tham nhũng và nhân quyền.

Global Witness đang sử dụng chiêu một mũi tên bắn trúng 3 đích vì ngoài việc đánh trực tiếp vào HAGL thì nhiều giới đầu tư nghi ngờ rằng Global Witness còn “công phá” gián tiếp vào Công ty tài chính quốc tế IFC và Deutsche Bank vì là “nhà tài trợ vốn” cho HAGL.

Deutsche Bank là nhà đầu tư đến từ Đức vốn không được lòng người dân ở châu Âu, cũng như công ty thành viên của World Bank là IFC lại đi hỗ trợ cho tài phiệt địa phương đàn áp người dân, trong khi tôn chỉ hoạt động của WB là xóa đói giảm nghèo.

Global Witness đang đánh vào tâm lý bất mãn của người dân đối với 2 tổ chức lớn này, thậm chí cái tên HAGL còn không được nhiều người nhắc đến trên các trang báo nước ngoài mà đưa IFC và Deutsche Bank lên tiêu đề.

Còn tỷ phú George Soros được nhiều người biết đến là một chuyên phá hủy hệ thống kinh tế là người đã tấn công mạnh mẽ phá vỡ ngân hàng Anh Quốc trong những năm 1990. Ông còn dính nghi án gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997.

Chính phủ các nước như Anh, Thái, Malaysia và thậm chí là Mỹ đều rất phẫn nộ trước sự đầu cơ tàn nhẫn của Soros, gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế. Vì thế cái tên George Soros khiến không ít nhà đầu cơ “rùng mình” khi nghĩ đến.

Xem thêm bài viết về: Ông Đoàn Nguyên Đức
Gia Bảo (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.