CafeLand - Hiện nay Việt Nam chưa là thành viên của Công ước Viên nhưng Công ước Viên vẫn có thể được áp dụng làm nguồn luật điều chỉnh hợp đồng trong quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế giữa thương nhân Việt Nam với các cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Công ước Viên 1980 là điều ước quốc tế được áp dụng phổ biến trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Điều kiện tiên quyết để áp dụng Công ước Viên là các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau. Trụ sở thương mại đối với cá nhân được xác định là quốc gia mà người đó là công dân. Nếu một người mang nhiều quốc tịch hoặc một doanh nghiệp có nhiều trụ sở thương mại thì trụ sở thương mại được xác định tại nơi có các hoạt động thương mại liên quan mật thiết nhất với hợp đồng và việc thực hiện hợp đồng.

Giả sử công ty A mang quốc tịch Việt Nam có trụ sở thương mại tại Việt Nam và Lào ký kết hợp đồng cung ứng phân bón cho công ty B mang quốc tịch Việt Nam. Nếu phân bón cung cấp cho công ty B được sản xuất tại trụ sở ở Lào thì hợp đồng giữa A và B vẫn có thể được điều chỉnh bởi Công ước Viên.

Công ước Viên có thể được áp dụng trong một số trường hợp sau:

Các bên có trụ sở thương mại tại hai quốc gia đồng thời là thành viên của Công ước Viên;
Các bên thoả thuận trực tiếp chọn Công ước Viên là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng;
Các bên thoả thuận chọn luật quốc gia A là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng và quốc gia A là thành viên của Công ước Viên;
Các bên không có thoả thuận chọn luật, khi xảy ra tranh chấp pháp luật quốc gia B được xác định là luật điều chỉnh hợp đồng và quốc gia B là thành viên của Công ước Viên.

Cần lưu ý rằng, Công ước Viên không áp dụng đối với tất cả các loại hàng hoá trong quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế, gồm có:

Các hàng hoá dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ;
Các hàng hoá được bán đấu giá;
Mua bán các hàng hoá để thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác theo luật;
Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ;
Tàu thuỷ, máy bay và các phương tiện chạy trên đệm không khí;
Điện năng.

Nội dung Công ước Viên bao gồm các quy định về ký kết hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, hàng hoá trong hợp đồng, việc chuyển rủi ro, bồi thường thiệt hại,…

Khi thoả thuận áp dụng Công ước Viên, các bên có thể thay đổi nội dung, sửa đổi hiệu lực, loại bỏ áp dụng bất kỳ điều khoản nào của Công ước.

CafeLand kết hợp với Công ty luật PLF
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Áp dụng Công ước Viên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

    Áp dụng Công ước Viên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

    15/01/2014 8:44 AM

    CafeLand - Hiện nay Việt Nam chưa là thành viên của Công ước Viên nhưng Công ước Viên vẫn có thể được áp dụng làm nguồn luật điều chỉnh hợp đồng trong quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế giữa thương nhân Việt Nam với các cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.