Rất nhiều công ty tại Mỹ đã đứng trên trên bờ vực phá sản nhưng lại được “cứu sống” dưới quyền lãnh đạo mới. Từ tính cách luôn đòi hỏi của Steve Jobs (Apple) cho đến những phương pháp tiết kiệm của Isaac Perlmutter (Marvel), những vị CEO đôi khi gây tranh cãi này không phải ai cũng biết đến, nhưng họ đã chiếm được sự tôn trọng từ các cổ đông.

Sau đây là những câu chuyện có khả năng truyền cảm hứng về 10 CEO “đứng mũi chịu sào” trong những thời khắc đen tối và đã lèo lái con thuyền của mình đến thành công.

Steve Jobs (CEO của Apple từ năm 1996-2011)

Steve Jobs, người đồng sáng lập Apple đã rời bỏ công ty vào năm 1985 sau khi tranh cãi với ban giám đốc. Ông đã trở lại làm việc cho Apple vào năm 1996 với chức danh là CEO tạm thời khi công ty này đang “thoi thóp” và giá cổ phiếu giảm mạnh. Ông trở thành CEO chính thức vào năm 1997.

Jobs đã cắt giảm 350 dự án đang phát triển của Apple xuống còn 50 và sau đó chỉ còn 10. Ông chỉ tập trung vào việc tạo ra một “quả bom tấn” tiếp theo, và do đó iMac, iPod, iTunes và iPhone ra đời. Đồng thời ông cũng phục hồi lại hình ảnh của thương hiệu Apple. Có lẽ câu chuyện chuyển xoay tình thế vĩ đại nhất của mọi thời đại đó là dưới sự lãnh đạo của Steve Jobs, cổ phiếu của Apple đã tăng hơn 9.000%. Vì tình trạng sức khỏe kém, Jobs đã từ chức vào tháng 8 năm 2011 và ra đi chỉ sau 2 tháng vì ung thư tuyến tụy.

Lee Iacocca (CEO của Chrysler từ năm 1979-1992)

“Nếu bạn tìm được chiếc xe tốt hơn…thì mua nó đi”. Đó là lời tuyên chiến của Lee Iacocca, cựu CEO và Chủ tịch của hãng xe Chrysler khi ông cứu hãng này khỏi bờ vực phá sản vào đầu năm 1980. Sau khi Iaccoca bị Ford Motor Co. sa thải, Chrysler đã thuê ông để cứu vãn tình thế hiểm nghèo của mình. Nhận thấy rằng công ty đang cần tiền, ông đã viết một lá đơn giản trình lên Quốc Hội vào năm 1979 và kết quả là Chrysler đã có một khoảng vay 1,5 tỷ USD được liên bang bảo lãnh.

Iaccoca tái cơ cấu quản lý lại, cắt giảm công nhân và thương lượng mang tính chất nhượng bộ với các nhà cung cấp, chủ nợ và công đoàn. Sau đó, ông giới thiệu chiếc K-car và minivan, Chrysler bắt đầu sinh lời vào năm 1982 và trả hết nợ chỉ trong 3 năm. Iaccoca về hưu vào năm 1992. Chrysler sáp nhập với hãng xe Đức DaimlerBenz vào năm 1998 và được bán cho Cerberus Capital năm 2007. Tuy nhiên, Chrysler lại tuyên bố phá sản vào năm 2009. Cuối cùng, Fiat, hãng xe Ý chính thức mua lại Chrysler từ chính phủ Mỹ và trở thành thương hiệu của Ý.

Ed Whitacre (CEO của GM từ năm 2009-2010)

Trước đó, Ed Whitacre đã từng là CEO của hãng viễn thông AT&T và nghỉ hưu vào năm 2007, nhưng hãng xe hơi Mỹ General Motor lại mời ông về đầu quân cho mình, đó là quyết định đúng, vì nhờ ông mà hãng không bị phá sản và nhận được gói cứu trợ tự chính phủ Mỹ.

Qua đó, ông sắp xếp hợp lý các cổ phần của công ty, bán thương hiệu Saab và hủy bỏ các dự án, trong đó có phiên bản mới của chiếc Chevrolet Volt nhằm mục đích cạnh tranh trực tiếp với Toyota Prius và được đặt cho biệt danh “GM’s Reaper” (tạm dịch: Cứu tin của GM). Mười sáu tháng sau đó, lần đầu tiên trong lịch sử GM phát hành cổ phiếu ra công chúng với giá trị lên đến 23,1 tỷ USD. Whitacre nói rằng ông sẽ ngừng công tác sau khi “lấy lại ánh hào quang cho GM” và chính thức từ chức vào tháng 9 năm 2010.

Isaac Perlmutter (CEO của Marvel từ năm 2005 đến nay)

Isaac Perlmutter từng là thành viên hội đồng quản trị của hãng truyện tranh Marvel Comics. Vào năm 1996 khi công ty này sắp phải tuyên bố phá sản, Perlmutter, cũng đồng thời là người sở hữu công ty “đồng cảnh ngộ” Toy Biz, Inc., đã sáp nhập cả hai lại với nhau vào năm 1998. Ông tập trung vào việc cấp bản quyền cho các phương tiện truyền thông và các sản phẩm có liên quan, từ đó, Marvel đã cải thiện được dòng tiền và tăng giá cổ phiếu.

Năm 2005, Perlmutter nhận chứ CEO của Marvel. Ông nổi tiếng với khả năng tiết kiệm chi phí, thuê ít nhân viên và thậm chí là dùng lại những vật dụng đã bỏ đi. Vào năm 2009, hãng phim hoạt hình Walt Disney đã mua lại Marvel với giá 6 tỷ USD. Không ngừng ở đó, Perlmutter vẫn tiếp tục điều hành Marvel với cương vị CEO. Hiện tại, công ty này có giá trị khoảng 4,2 tỷ USD.

Dan Hesse (CEO của Sprint từ năm 2007 đến nay)

Năm 2007, khi Dan Hesse bắt đầu nắm giữ vị trí CEO của nhà mạng Sprint, cũng là lúc công ty này đang trên đà rơi tự do, hãng báo lỗ đến 29,6 tỷ USD sau khi sáp nhập với Nextel Communications. Một năm sau đó, Hesse thực hiện kế hoạch giá cước mới "Simply Everything".

Cũng trong năm 2008 đó, Sprint đã mất 5,1 triệu thuê bao và doanh thu mạng không dây giảm 3,1 tỷ USD, nhưng vẫn được đánh giá khả cao trong các cuộc khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng. Năm 2009, Sprint mua lại Virgin Mobile USA và chuyển sang lĩnh vực trả trước. Vào năm 2010, lần đầu tiên lượng thuê bao của hãng đã tăng đáng kể sau 3 năm. Hesse tiếp tục cương vị CEO cho đến nay. Cũng vì vậy mà vào năm 2012, Sprint báo cáo doanh thu lên đến 35,3 tỷ USD, cao hơn so với doanh thu 33,7 tỷ USD trong năm 2011.

Terry Semel (CEO của Yahoo! từ năm 2001-2007)

Vốn là CEO của hãng phim Warner Bros, Terry Semel đã chuyển sang nắm giữ chứ vụ Chủ tịch kiêm đồng điều hành tại Yahoo. Từ trên đỉnh của vinh quang trong lĩnh vực truyền thông, doanh số quảng cáo của Yahoo tuột dốc thê thảm, đồng thời cũng kéo theo tinh thần làm việc của hãng. Semel đã chuyển trọng tâm của công ty vào việc phân phối phương tiện truyền thông và nội dung do người dùng tự tạo thông qua các kênh như Yahoo News, Yahoo Finance và Flickr.

Sau một năm cầm trịch, Yahoo đã thu về 43 triệu USD; trong khi nắm trước đó hãng này lỗ đến 93 triệu USD. Trong suốt nhiệm kỳ của Semel, Yahoo đã tăng doanh thu hàng năm của mình lên 9 lần và tạo ra giá trị cổ đông lên đến 30 tỷ USD. Tuy nhiên, cương vị CEO của ông kết thúc vào năm 2007.

Richard Teerlink (CEO của Harley Davidson từ năm 1989-1997)

Richard Teerlink tham gia hãng xe mô tô nổi tiếng thế giới Harley Davidson vào năm 1981 với vị trí Giám đốc tài chính, khi đó, thị phần tại Mỹ của công ty chỉ còn 15% và báo lỗ đến 15 triệu USD. Hãng xe một thời từng được xem là biểu tượng của nước Mỹ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt từ các hãng xe Nhật, trong đó có Honda, và Harley Davidson dường như đã cầm chắc thất bại.

Được “phong chức” CEO vào năm 1989, Teerlink quyết định tập trung vào việc gia tăng chất lượng, cải thiện dịch vụ khách hàng và các đại lý, đồng thời sản xuất những chiếc mô tô hạng nặng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Vào cuối “triều đại” của Teerlink, Harley Davidson đã khôi phục được thị phần Mỹ lúc bây giờ là 50% và đạt doanh số hàng năm lên đến hơn 1,7 tỷ USD. Teerlink rời bỏ cương vị CEO vào năm 1997, nhưng vẫn là thành viên ban giám đốc của Harley Davidson cho đến năm 2002.

Doug Conant (CEO của Campbell's Soup từ năm 2001- 2011)

Cựu Chủ tịch của công ty thực phẩm Nabisco Foods Co., Doug Conant chính thức trở thành CEO của Campbell’s Soup vào năm 2001. Vào lúc đó, doanh số công ty này sụt giảm trầm trọng do quyết định tăng giá của người quản lý trước đó và công ty đã mất đi một nửa giá trị.

Conant cho rằng bí quyết thành công của một công ty là nhân viên của mình. Chỉ trong vài tháng sau khi “nhậm chức”, ông đã thay thế 300 trong số 350 lãnh đạo hàng đầu của Campbell’s Soup, và thực hiện kế hoạch 10 năm nhằm mục đích xoay chuyển cục diện cho công ty. Dưới sự dẫn dắt của Conant, cổ phiếu của Campbell đã vượt qua chỉ số của Standard & Poor. Năm 2011, ngay sau khi kế hoạch 10 năm kết thúc, ông đã chính thức từ chức.

Richard Clark (CEO của Merck & Co. từ năm 2005-2010)

Vào năm 2005, khi Richard Clark tham gia Merck & Co., công ty dược này hiện đang “dính” vào một vụ tai tiếng.Vị thuốc đặc trị viêm khớp Vioxx buộc phải ngừng bán sau khi bị phát hiện có liên quan đến một số trường hợp đau tim và tử vong.

Clark nói rằng ông không dự định làm vị CEO cuối cùng của Merck. Do đó, ông đã thực hiện kế hoạch đóng cửa 5 nhà máy sản xuất, cắt giảm 7.000 việc làm và tập trung đăng ký quyền sử dụng 8 loại thuốc mới, đồng thời ông cũng giải quyết vụ kiện Vioxx với 4,85 tỷ USD. Sau 3 năm, cổ phiếu của Merck tăng gần gấp đôi so với tháng 4 năm 2005. Clark kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2010 nhưng vẫn giữ cương vị Chủ tịch hội đồng quản trị cho đến khi chính thức rời bỏ sự nghiệp vào năm 2011.

Gordon Bethune (CEO của Continental Airlines từ năm 1994-2004)

Gordon Bethune được hãng chế tạo máy may Boeing Company tuyển dụng để giúp giải quyết khó khăn cho các hãng hàng không, trong đó có Continental Airlines. Lỗ 55 triệu USD mỗi tháng, hiệu quả hoạt động của công ty được xếp ở mức thấp nhất toàn ngành vì các sự cố như mất hành lý, khởi hành trể và một số khiếu nại của hành khách. Tuy nhiên, chỉ 5 tháng sau khi nhậm chức, Bethuneđã giải thoát hãng này khỏi nguy cơ phá sản.

Bethune nhận ra rằng thành công của hãng phụ thuộc vào sự hài lòng của khách hàng, vì vậy ông đã bỏ những tuyến bay không sinh lời, đàm phán lại các khoản nợ và lập kế hoạch khuyến khích nhân viên. Chỉ trong vòng 12 tháng, đã đi từ con mức lỗ ròng 613 triệu USD đến lãi ròng 224 triệu USD. Hơn nữa, hãng hàng không Continental Airlines còn giành được các giải thưởng J.D. Powers and Associates với mức độ hài lòng của khách hàng cao hơn so với các hãng khác. Bethune tiếp tục công việc của mình cho đến năm 2004.

Theo Doanhnhanthanhdat.net/NĐT
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.