Đó là ý kiến của nhiều doanh nghiệp tại buổi tọa đàm “Chính sách tài chính tín dụng bất động sản” do Ủy ban giám sát tài chính quốc gia và Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TPHCM tổ chức chiều 6-1-2014.

Chủ trì buổi tọa đàm, TS Vũ Viết Ngoạn (ảnh) - Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia - phát biểu, thông tin lãi suất thời gian qua đã giảm nhiều. Năm nay, mục tiêu lạm phát được kiểm soát ở mức 7% thì lãi suất sẽ bảo đảm cho cả người vay và người gửi. Sắp tới, nếu kinh tế vĩ mô tiếp tục tiến triển tốt, lạm phát thấp hơn có thể hạ thêm lãi suất. Ông đánh giá thị trường BĐS còn nhiều khó khăn dù đã qua đoạn đường chông gai. Tại TP. Hồ Chí Minh, 55,8% dự án bị thu hồi hoặc hủy bỏ chủ trương đầu tư, đang ngưng triển khai. Nếu tính theo diện tích, có 8.600ha/11.700ha đã và đang ngừng triển khai, chiếm hơn 70% tổng diện tích.

Theo Hiệp hội BĐS, gói 30.000 tỷ đồng đến nay chỉ giải ngân được gần 2% là quá chậm. Chủ tịch Hiệp hội BĐS Lê Hoàng Châu kiến nghị Chính phủ ưu tiên giải ngân cho người tiêu dùng được vay tín dụng ưu đãi (gói 30.000 tỷ đồng, lãi suất năm 2014 là 5%/năm). Đề xuất ưu tiên giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho các dự án nhà ở xã hội đang xây dựng dở dang. Cho các dự án nhà ở quy mô vừa và nhỏ (căn hộ dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2) đang xây dựng dở dang được vay vốn tín dụng ưu đãi trong gói 30.000 tỷ đồng. Đề xuất cho Việt Kiều được sở hữu nhà như người trong nước và mở của thông thoáng cho người nước ngoài được mua căn hộ cao cấp phù hợp thông lệ quốc tế, như kết luận của Thủ tướng trong phiên họp Chính phủ ngày 25-12-2013. Đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp còn 10% và thuế giá trị gia tăng còn 5% đối với các dự án nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ, dưới 70m2/căn hộ và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2...

An Hoà (Công an TP.HCM)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.