Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, bức tranh về thị trường bất động sản năm 2011 khá sáng sủa bởi nguồn cung và cầu thị trường vẫn còn rất lớn.
Phát biểu tại buổi gặp mặt đầu xuân của Hiệp hội bất động sản chiều ngày 10/3, ông Nguyễn Trần Nam cho biết, mặc dù tín hiệu khó khăn từ đầu năm, nhiều người tỏ ra lo lắng, tâm lý không an tâm nhưng lo lắng đây là có sự quan tâm, bàn bạc tìm các giải pháp tháo gỡ, chuẩn bị vượt qua khó khăn chứ không phải đầu hàng trước khó khăn. Vì vậy, tôi tin chắc thị trường bất động sản trong năm 2011 vẫn tiếp tục phát triển ổn định.

Xét về trung và dài hạn thị trường nhà ở Việt Nam vẫn phát triển tốt bởi nhu cầu hiện tại là rất lớn thậm chí kể cả người không có tiền vẫn có nhu cầu. Trong bản dự thảo chiến lược nhà ở quốc gia 2020-2030, đặt mục tiêu 2020, bình quân nhà ở trên đầu người 25m2/người, sẽ có 100 triệu dân. Nhân lên phải có 2 tỷ 500 triệu m2 nhà. Theo số liệu tổng điều tra, Việt Nam hiện có 1 tỷ 500 triệu, đủ các loại nhà.

Vì vậy, 10 năm tới cả nước phải có 1 tỷ m2 nhà ở. Con số này hoàn toàn khả quan, vì nhìn ngược lại 10 năm trước, từ 1999-2009, kể cả xây dựng mới và cải tạo cả nước có 700 triệu m2. Trung Quốc đã đạt 28m2, 10 năm nữa Việt Nam mới đạt con số 25m2. Hiện, mỗi năm cả nước có trung bình 70 triệu m2/năm, thì việc vượt lên cón số 100 triệu m2/năm là hoàn toàn không khó.

“10 năm trước quy hoạch các thành phố lớn rất kém hầu hết các đô thị, tỉnh thành chưa có quy hoạch. 10 năm tới Chính phủ sẽ tiếp tục đầu tư giảm thiểu tắc nghẽn về cơ chế chính sách thông thoáng hơn. Hạ tầng kỹ thuật của đất nước sẽ tốt lên, tạo điều kiện cho đô thị, nhà ở phát triển hơn” ông Nam nói.

Năm 2011, các dự án nhà ở, khu đô thị mới tiếp tục triển khai, tăng nguồn cung cho thị trường, cơ cấu hàng hoá bắt đầu có sự chuyển dịch với độ trễ nhất định. Ở Miền Nam cung cầu tương đối bão hoà thị trường chung cư, căn hộ. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội vẫn giao dịch với mức giá cao thì tại TPHCM lại ngược lại do nguồn cung lớn hơn, số doanh nghiệp bất động sản nhiều, số lượng dự án nhiều. Tổng diện tích chiếm đất ở Hà Nội lớn hơn TP HCM, nhưng số dự án ít hơn. Dư nợ vay ngân hàng 40%, trong khi Hà Nội 16-17%, dân HN mua nhà bằng tiền của mình nhiều hơn.

Về nguồn vốn cho thị trường, ông Nam cho rằng hiện nay nguồn tiền trong dân đang rất lớn bằng chứng hiện nay ngân hàng đang giữ 80-90% tiền của dân gửi. Bên cạnh đó, chính phủ đang tích cực đề xuất giải pháp thành lập các tổ chức tài chính trung gian, chuyên biệt cho thị trường bất động sản như quỹ tín thácđầu tư, đây là kênh huy động vốn rất tốt. Thứ hai, là quỹ tiết kiệm nhà ở, dự kiến sẽ được trình Chính phủ vào quý 4/2011 để thí điểm trong đó kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng phải đóng góp vào quỹ này.

Theo ông Nam, mục tiêu trọng tâm của Chính phủ năm nay là chống lạm phát trong đó siết chặt chính sách tiền tệ, giảm chi tiêu công, ngừng mua bán những thứ không cần thiết. Cùng với đó là đình hoãn dự án chưa khởi công, dừng dự án không cần thiết, tăng lãi suất, tỷ giá, dùng đòn bẩy kinh tế để giảm dòng tiền cung ứng, giảm tốc độ đầu tư…

Do vậy, bất động sản cũng bị tác động nhưng không nhiều lắm bởi xét về tâm lý nhà đầu tư thì trong bối cảnh giá cả tăng cao, vàng, đô la tăng, chứng khoán suy giảm nên bất chấp việc bị thắt tín dụng dân vẫn sẽ đổ tiền để giữ bất động sản.
Cafeland.vn - Theo VnMedia
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland