Theo đó, Việt Nam sẽ là một trong số quốc gia được ưu tiên xem xét các chuyến bay thẳng, bỏ yêu cầu cung cấp kết quả xét nghiệm PCR trước 48 giờ. Du khách nhập cảnh chỉ cần cung cấp kết quả xét nghiệm nhanh hoặc tổ chức xét nghiệm xác suất 2%.
Được biết, Trung Quốc là thị trường khách quốc tế lớn nhất của Việt Nam trước Covid-19. Năm 2019, Việt Nam đón 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc (chiếm gần một phần ba lượng khách quốc tế). Người Việt du lịch Trung Quốc đạt khoảng 4,5 triệu lượt, đứng đầu danh sách khách đi du lịch nước ngoài của Việt Nam.
Năm 2019, Việt Nam đón 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc - Ảnh Kinh tế Đô thị.
Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Trung Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế với các chuyến bay quốc tế thường lệ từ ngày 8/1/2023, các hãng hàng không Việt Nam đều đã xây dựng kế hoạch khai thác thị trường này với các bước đi thận trọng, tập trung chủ yếu vào đối tượng khách công vụ, thương nhân, thăm thân và du học sinh. Dự kiến, lượng khai thác sẽ tăng dần khi đón được nguồn khách du lịch quốc tế Trung Quốc.
Cùng với thông tin trên, Trung Quốc cũng đăng cai tổ chức một số hoạt động lớn về văn hóa, thể thao và du lịch trong năm 2023, trong đó có Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 19 tổ chức tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc (tháng 9 năm 2023), Đại hội Thể thao sinh viên tại Thành Đô, Trung Quốc (tháng 7 năm 2023), hai bên sẽ phối hợp tổ chức một số hoạt động giao lưu nghệ thuật.
Năm 2019 (trước dịch COVID-19), thị trường hàng không Việt Nam - Trung Quốc có 14 hãng hàng không hai nước khai thác. Trong đó 11 hãng hàng không Trung Quốc (gồm: Air China, China Eastern, China Southern, Hainan Airlines, Lucky Air, Sichuan Airlines, Xiamen Airlines, Okay Airways, Chongqing Airlines, Shenzhen Airlines và Donghai Airlines) khai thác 32 đường bay từ 14 điểm tại Trung Quốc đến 5 điểm tại Việt Nam (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Phú Quốc và Nha Trang) với tổng tần suất đạt 240 chuyến/chiều/tuần. Phía Việt Nam có 4 hãng hàng không là: Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, và Vietjet Air khai thác 72 đường bay từ 5 điểm tại Việt Nam (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Phú Quốc và Nha Trang) đến 48 điểm tại Trung Quốc với tổng tần suất đạt 276 chuyến/chiều/tuần thường lệ và 145 chuyến/tuần/chiều không thường lệ (tổng cộng 421 chuyến/tuần). - Theo Cục Hàng không Việt Nam - |
Tour 0 đồng khi đón khách Trung Quốc, Việt Nam cần làm gì để tận dụng lợi thế khi Trung Quốc mở cửa?
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Thanh Hoá tăng vốn, dời tiến độ cho một khu thương mại, nghỉ dưỡng
UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu thương mại dịch vụ, nghỉ dưỡng Hoàng Tuấn tại phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn.
-
Công suất phòng tại Nha Trang, Phú Quốc tăng vọt 40-50%
Bước sang năm 2024, thị trường lưu trú Việt Nam ghi nhận sự cải thiện công suất phòng rõ rệt qua từng tháng, nhờ đó góp phần cải thiện chỉ số doanh thu trên mỗi phòng sẵn có (RevPar), theo Savills Hotels....