Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Bulgaria sau 11 năm, đồng thời đánh dấu lần đầu tiên ông Rumen Radev tới Việt Nam trên cương vị Tổng thống.
Việt Nam và Bulgaria có mối quan hệ hữu nghị lâu đời, khởi nguồn từ năm 1950 khi Bulgaria trở thành một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Trong hơn 70 năm qua, hai nước đã phát triển quan hệ toàn diện trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và hợp tác lao động.
Chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria diễn ra trong bối cảnh quan hệ song phương đang phát triển tích cực. Đáng chú ý, kim ngạch thương mại song phương đã tăng gấp đôi, từ 102,5 triệu USD lên 211,5 triệu USD trong giai đoạn 2015-2023 và dự báo đạt xấp xỉ 300 triệu USD năm 2024.
Những kết quả này thể hiện sự chuyển mình mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế giữa hai nước, đặc biệt là trong bối cảnh Bulgaria đang tìm kiếm cơ hội hợp tác tại thị trường ASEAN, nơi Việt Nam đóng vai trò cửa ngõ chiến lược.
Chuyến thăm lần này dự kiến sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới, đặc biệt trong các lĩnh vực như công nghệ, đổi mới sáng tạo, du lịch và giáo dục.
Bulgaria từng đào tạo hàng nghìn cán bộ khoa học và công nhân kỹ thuật cao cho Việt Nam. Đây là nền tảng quan trọng để hai nước tiếp tục đẩy mạnh hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.
Bulgaria và Việt Nam đã thiết lập nhiều mối quan hệ hợp tác giữa các địa phương, như thành phố Sofia và TP.HCM. Việc tăng cường giao lưu văn hóa, giáo dục, và nhân dân giữa hai nước cũng được kỳ vọng sẽ làm sâu sắc thêm tình hữu nghị truyền thống.
Hợp tác lao động là lĩnh vực tiềm năng lớn khi nhu cầu về lao động kỹ thuật cao tại Bulgaria ngày càng tăng. Đây là cơ hội để Việt Nam phát huy nguồn nhân lực dồi dào, đồng thời thúc đẩy hợp tác chuyển giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực.
Dự kiến, hôm nay (25/11), Tổng thống Bulgaria sẽ hội đàm với Chủ tịch nước Lương Cường, chứng kiến lễ ký/trao các văn kiện hợp tác; tới chào Tổng Bí thư Tô Lâm, hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và có một số hoạt động quan trọng khác.
-
Việt Nam - Hàn Quốc hướng tới kim ngạch song phương đạt 150 tỷ USD
Ngày 18/11 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo các nước tại Hội nghị G20, thắt chặt quan hệ song phương
Ngày 18/11, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy quan hệ song phương và tăng cường hợp tác đa phương trên nhiều lĩnh vực. Đây là cơ hội quan trọng để Việt Nam khẳng định vị thế quốc tế, đóng góp tích cực vào các vấn đề toàn cầu và khu vực.
-
Năm 2025, dự báo xuất khẩu sang Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng
Năm 2025 hứa hẹn là một năm phát triển mạnh mẽ trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, với tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt khoảng từ 125 đến 130 tỷ USD, theo thông tin từ Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ....
-
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12%
Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024....
-
Mục tiêu hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025
Thủ tướng yêu cầu các đơn vị tập trung hoàn thiện hạ tầng trọng điểm, kết nối hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển. Mục tiêu hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành và ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025....