Kết quả cứu của một thành viên Hội Khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam cho thấy, hiện Việt Nam có tới 70 triệu tài khoản mạng xã hội được kích hoạt.
Đây là một trong những biện pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động trực tuyến và bảo vệ người dùng khỏi thông tin sai lệch, đồng thời đảm bảo tính minh bạch trên không gian mạng.
Theo các điều khoản trong Nghị định, mọi người dùng mạng xã hội ở Việt Nam, dù là nền tảng trong nước hay quốc tế, sẽ phải xác thực tài khoản của mình bằng số điện thoại di động Việt Nam trong vòng 90 ngày, kể từ ngày 25/12/2024.
Trong trường hợp không có số điện thoại Việt Nam, người dùng có thể dùng số định danh cá nhân để xác thực. Mục đích của quy định này là để bảo đảm rằng chỉ những tài khoản đã được xác thực mới được phép đăng tải bài viết, bình luận, chia sẻ nội dung hoặc tham gia các buổi livestream.
Đặc biệt, nếu người dùng muốn livestream với mục đích thương mại, họ phải xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân thay vì số điện thoại. Điều này áp dụng với tất cả các tài khoản cung cấp dịch vụ, bán hàng hoặc thực hiện các hoạt động kiếm tiền qua livestream.
Đặc biệt, để bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội, Nghị định yêu cầu cha mẹ hoặc người giám hộ phải đăng ký tài khoản cho trẻ em dưới 16 tuổi bằng thông tin của người giám hộ và có trách nhiệm giám sát nội dung mà trẻ chia sẻ trên mạng xã hội. Điều này nhằm hạn chế tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc tiếp cận các nội dung không phù hợp.
Các nền tảng mạng xã hội trong nước cũng phải đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về cơ cấu tổ chức và hạ tầng kỹ thuật. Cụ thể, các công ty vận hành mạng xã hội phải có bộ phận quản lý nội dung và kỹ thuật, với nhân sự có quốc tịch Việt Nam. Ngoài ra, mạng xã hội phải có trụ sở rõ ràng, dễ liên lạc và phải tuân thủ các quy định về lưu trữ thông tin người dùng.
Mạng xã hội cũng cần phải có hệ thống kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu bảo mật, bao gồm việc lưu trữ thông tin người dùng, nhật ký truy cập và các dữ liệu liên quan trong ít nhất 2 năm. Hệ thống này cũng cần có khả năng phát hiện các hành vi xâm phạm pháp luật, bảo vệ thông tin cá nhân và ngừng phát tán nội dung vi phạm.
Các mạng xã hội cần thiết lập các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ người dùng khỏi các cuộc tấn công mạng, bao gồm cảnh báo về các truy cập trái phép và đảm bảo thông tin được lưu trữ an toàn. Ngoài ra, các nền tảng phải có hệ thống giám sát để phát hiện và xử lý thông tin vi phạm quy định pháp luật như luật an ninh mạng và sở hữu trí tuệ. Các cơ quan chức năng như Bộ Công an hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông có thể yêu cầu gỡ bỏ thông tin vi phạm hoặc xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật.
Nghị định 147/2024/NĐ-CP sẽ tác động lớn đến việc quản lý và sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam. Với yêu cầu xác thực tài khoản qua số điện thoại di động, các nền tảng mạng xã hội sẽ có khả năng kiểm soát tốt hơn các hoạt động trực tuyến, từ việc chia sẻ thông tin đến các giao dịch thương mại. Điều này cũng giúp ngăn chặn các hành vi phát tán thông tin xấu, bảo vệ người dùng khỏi các mối nguy hiểm trực tuyến.
-
Xóa bỏ các tài khoản ngân hàng không chính chủ từ 1/1/2025
Theo Thông tư 17 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán, trong đó một số quy định liên quan việc xác thực dữ liệu sinh trắc học của khách hàng sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
-
Mục tiêu năm 2030 có 11 triệu tài khoản chứng khoán
Theo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu đến năm 2030 quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 120% GDP.