Hình minh họa
Theo Cổng TTĐT TP.Cần Thơ, UBND TP đã ban hành Chương trình tổ chức “Lễ khởi công các gói thầu thuộc Dự án Đường Vành đai phía Tây TP.Cần Thơ (nối Quốc lộ 91 và Quốc lộ 61C). Dự kiến chương trình sẽ diễn ra vào ngày 17/11/2022.
Dự án đường Vành đai phía Tây TP.Cần Thơ có tổng mức đầu tư 3.837 tỉ đồng, toàn tuyến dài 19,3km. Điểm đầu của tuyến đường giao với QL91 (Km 20+370, gần cầu Ô Môn) và giao ĐT922, điểm cuối giao QL61C (Km 1+400).
Về quy mô xây dựng, toàn tuyến có 25 cây cầu; 14 cống mỗi bên cùng 9 nút giao và 9 điểm quay đầu xe. Tổng chi phí xây dựng dự án là 2.684 tỉ đồng, được chia thành 66 gói thầu trong đó có 6 gói thầu xây lắp quy mô lớn.
Sở GTVT TP. Cần Thơ đã phát hành hồ sơ mời thầu 3 gói thầu xây lắp thuộc dự án đường Vành đai phía Tây TP.Cần Thơ, bao gồm:
Gói thầu 20: Thi công xây dựng cầu Ba Láng vượt sông Cần Thơ dài gần 518m với giá trị gần 506 tỉ đồng, thời gian thi công 1.080 ngày. Đây là gói thầu có giá trị lớn nhất toàn dự án
Gói thầu 16: Thi công xây dựng đường và các cầu (đoạn Km03+000-Km06+080) có giá trị hơn 481 tỉ đồng.
Gói thầu số 17: Thi công xây dựng đường và các cầu (đoạn Km06+080-Km09+340) với dự toán hơn 476 tỉ đồng.
Ngoài 3 gói thầu trên mời thầu, 4 gói thầu xây lắp khác của dự án sẽ được công bố mời thầu trong quý 4/2022 và quý 1/2023.
Về công tác giải phóng mặt bằng, dự án yêu cầu chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hơn 829 tỉ đồng. Được biết, dự án ảnh hưởng đến 3.000 hộ dân thuộc địa bàn 5 quận, huyện: Ô Môn, Bình Thủy, Ninh Kiều, Cái Răng, Phong Điền.
Về phân bổ nguồn vốn, giai đoạn 2021 – 2025 sẽ giải ngân gần 3.400 tỉ đồng (ngân sách trung ương 2.000 tỉ đồng, còn lại là ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn khác). Sau năm 2025, tiếp tục bố trí các kinh phí còn lại sau khi dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt quyết toán hoàn thành dự án. Dự án đặt mục tiêu hoàn thành năm 2026.
Sau khi hoành thành, tuyến đường Vành đai phía Tây sẽ hình thành trục vành đai ngoài rất quan trọng của TP.Cần Thơ , kết nối các trục giao thông quan trọng của vùng ĐBSCL như QL91, QL61C và QL1A; kết nối Cần Thơ với các tỉnh lân cận, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và khắc phục ùn tắc giao thông cho thành phố.
-
Cao tốc Cần Thơ – Hậu Giang 10.300 tỉ đồng sẽ thi công trong vòng 3 năm
Cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang có chiều dài hơn 37km, là thành phần của Cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Tổng vốn đầu tư dự án là 10.370 tỉ đồng, trong đó gói thầu xây lắp đoạn Cần Thơ – Hậu Giang yêu cầu mức kinh phí lên tới 7.966 tỉ đồng.
-
Mô hình TOD: Lực đẩy cho bất động sản tăng tốc
TOD (Transit Oriented Development) - mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị sẽ là tương lai phát triển của thị trường bất động sản. Sự đột phá về hạ tầng giúp tăng giá trị và thanh khoản ...
-
Bộ GTVT chỉ đạo khẩn về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án hạ tầng giao thông
Để hoàn thành mục tiêu 3.000km đường cao tốc vào năm 2025, Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu phối hợp với các địa phương sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, nguồn cung ứng vật liệu xây dựng....
-
Trao văn bản pháp lý dự án trung tâm thương mại lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long, gấp 9 lần trung tâm hiện có
Sáng ngày 4/12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì lễ trao văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản. Một trong những điểm nhấn tại sự kiện này là việc trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án T...