Nội dung này được nêu trong dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) vừa được Bộ Nội vụ đưa ra lấy ý kiến góp ý.
Cụ thể, dự luật nêu rõ: HĐND, các cơ quan thuộc HĐND, UBND, Chủ tịch UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chấm dứt hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Bộ Nội vụ đề xuất cấp huyện chấm dứt hoạt động từ ngày 1/7/2025
Ngoài ra, dự luật cũng quy định, tổ chức chính quyền địa phương ở phường thuộc TP.HCM và TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2021 - 2026 tiếp tục thực hiện cho đến khi UBND phường nhiệm kỳ 2026 - 2031 được bầu ra.
Việc điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận (trước khi giải thể) thuộc TP.HCM, TP Đà Nẵng cho UBND TP và UBND phường của hai thành phố này do Quốc hội quy định cho đến khi UBND TP, UBND phường thuộc TPHCM, TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2026 - 2031 được bầu ra.
Theo Bộ Nội vụ, việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành để bảo đảm thống nhất với quy định của Hiến pháp năm 2013 (sau khi sửa đổi, bổ sung) về chính quyền địa phương trong bối cảnh thực hiện chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị (không tổ chức cấp huyện, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp).
Để đảm bảo cho hoạt động chính quyền địa phương không bị gián đoạn khi chuyển đổi mô hình từ chính quyền 3 cấp sang 2 cấp, Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng các quy định chuyển tiếp như thời hạn cho Chính phủ phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, thời hạn cấp huyện bàn giao công việc…
Bộ Nội vụ cũng đề xuất dự luật quy định chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng.
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi sẽ được Quốc hội xem xét kỳ họp thứ 9 dự kiến khai mạc vào đầu tháng 5 tới đây.
-
Dự kiến giảm 50% số tỉnh thành và bỏ 696 cấp huyện, giảm 70% cấp xã
Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tới đây dự kiến sẽ sắp xếp khoảng 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành; bỏ 696 đơn vị hành chính cấp huyện nếu sửa xong Hiến pháp và sáp nhập 60 - 70% trong tổng số 10.035 đơn vị hành chính cấp xã.
-
Bộ Nội vụ đề xuất chuyển 85% nhiệm vụ từ cấp huyện xuống cơ sở, 15% chuyển lên tỉnh
Bộ Nội vụ đề xuất chuyển 85% nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp huyện về xã, 15% chuyển cho tỉnh khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp.
-
Nóng trong tuần: Chốt thời hạn trình đề án sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện
Trước 30/6: Quốc hội thông qua Nghị quyết sáp nhập tỉnh; TP.HCM phê duyệt diện tích lấn biển hơn 1.357ha tại “siêu” đô thị Cần Giờ; Bộ Xây dựng có đề xuất đặc biệt để mời gọi doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội; Chờ sắp xếp đơn vị hành chính, Long An tạm dừng quy hoạch xây dựng vùng huyện... là những thông tin nóng trong tuần qua.








-
Ngày 1/5 tới: 63 tỉnh, thành phải gửi đề án sắp xếp đơn vị hành chính về Bộ Nội vụ
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội trước 30/6....
-
Chủ tịch Quốc hội thông tin về kỳ họp xem xét sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh
Chiều 31/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cả nước dự kiến còn 34 tỉnh, thành
Theo dự kiến, tính toán ban đầu sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay; không tổ chức hoạt động hành chính cấp huyện và tổ chức khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã, phường....