Hành vi của bà N không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ nên đề xuất mức phạt đối với hành vi vi phạm là 25 triệu đồng đồng theo quy định tại điểm a khoản 4, khoản 5 Điều 10 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo điểm a khoản 4 Điều 10 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai.
Tuy nhiên khi ra quyết định thì biện pháp khắc phục hậu quả thì quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai 2024 lại được hiểu theo nhiều hướng:
"Điều 139. Giải quyết đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014
… 3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do lấn đất, chiếm đất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất thì xử lý như sau:
a) Trường hợp người đang sử dụng đất ổn định, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch nông thôn thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này thì người đang sử dụng đất được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định.
… 6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này".
Trường hợp 1: Hiểu là hành vi hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đổi mục đích trước ngày 01/7/2014 đến thời điểm hiện nay mới phát hiện hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Năm 2024 mới lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt và cho người vi phạm thực hiện nghĩa vụ tài chính để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nếu phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay tại địa phương năm 2024.
Trường hợp 2: Hiểu là hành vi hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đổi mục đích sau ngày 01/7/2014 đến thời điểm hiện nay mới phát hiện hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Năm 2024 mới lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt, buộc người vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Trường hợp 3: Hiểu là hành vi tự ý chuyển đổi dù trước hoặc sau ngày 01/7/2014 đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014. Năm 2024 mới lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt, thì cho người vi phạm thực hiện nghĩa vụ tài chính để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nếu phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay tại địa phương năm 2024.
Ông Thế Anh hỏi, Điều 139 nên hiểu theo trường hợp nào nêu trên? Văn bản chi tiết hiện nay vẫn chưa có.
Trả lời:
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đã quy định biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất lâm nghiệp sang đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép
"4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm".
Tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai đã quy định:
"3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do lấn đất, chiếm đất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất thì xử lý như sau:
a) Trường hợp người đang sử dụng đất ổn định, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch nông thôn thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này thì người đang sử dụng đất được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định".
Như vậy thì biện pháp khắc phục hậu quả đối với trường hợp sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất lâm nghiệp sang đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép trước ngày trước ngày 01/7/2014 thì không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất nhưng phải áp dụng biện pháp buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, còn đối với trường hợp vi phạm sau ngày 01/7/2014 thì phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
-
Xây nhà trên đất nông nghiệp có xin cấp sổ đỏ được không?
Gia đình tôi có thửa đất sử dụng từ năm 1990, chưa được cấp Giấy chứng nhận, nguồn gốc là đất nông nghiệp (trên bản đồ là đất 2L). Năm 2010, gia đình xây nhà trên thửa đất, sử dụng để ở đến nay, không bị xử lý vi phạm lần nào, thửa đất phù hợp quy hoạch đất ở, không có tranh chấp.
-
Mức hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp được quy định thế nào?
Tôi là người khuyết tật, đang hưởng chế độ tử tuất. Mẹ ông là chủ hộ, được phân hơn 3 sào đất nông nghiệp để canh tác. Hiện Nhà nước có dự định thu hồi đất để làm nhiều dự án khác nhau (làm đường, làm trường, đấu thầu giãn dân) tại nhiều mảnh ruộng khác nhau.
-
Từ 20/3/2025, Bình Phước cho phép xây dựng công trình trên đất nông nghiệp
UBND tỉnh ban hành Quyết định số 10/2025/QĐ-UBND quy định về diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bình Phước.







