Ảnh minh hoạ
Trường hợp 1: Sử dụng đất trồng lúa; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất; đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất; đất trong nhóm đất phi nông nghiệp; đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, thì xử lý như sau:
- Trường hợp vị trí đất vi phạm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc đã được chấp thuận chủ trương đầu tư tại thời điểm xử lý vi phạm hành chính, thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm phát hiện vi phạm và phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Trường hợp vị trí đất vi phạm không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Trường hợp 2: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định của pháp luật thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất để tiếp tục trồng lúa, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 Điều 13 Nghị định 91/2019.
Trường hợp 3: Lấn, chiếm đất thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 6, điểm b, c khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019.
Trường hợp 4: Hủy hoại đất đối với trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì xử lý như sau:
- Trường hợp làm biến dạng địa hình, nhưng vị trí đất vi phạm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đã được chấp thuận chủ trương đầu tư tại thời điểm xử lý vi phạm hành chính, thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm phát hiện vi phạm.
- Trường hợp làm biến dạng địa hình, nhưng vị trí đất vi phạm không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc vị trí đất vi phạm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư thì xử lý như sau:
+ Trường hợp làm biến dạng địa hình đối với đất trồng lúa thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
+ Đối với hành vi làm biến dạng địa hình trong trường hợp hạ thấp bề mặt đất do lấy đất dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề thì buộc phải thực hiện san lấp, khôi phục độ cao ban đầu của đất hoặc bằng các thửa đất liền kề và thực hiện cải tạo đất để sử dụng vào mục đích sử dụng đất ban đầu trước khi vi phạm.
+ Đối với hành vi làm biến dạng địa hình trong trường hợp san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề: Buộc phải thực hiện thu hồi vật liệu đã san lấp, trả lại hiện trạng ban đầu đối với đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước; buộc phải hạ thấp, trả lại mặt bằng ban đầu hoặc bằng các thửa đất liền kề và cải tạo đất tương đương chất lượng đất ban đầu hoặc các thửa đất liền kề khi thực hiện hành vi san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề.
+ Đối với trường hợp làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: Làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng thì buộc thu hồi toàn bộ các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác đã đưa vào bề mặt đất, thực hiện cải tạo đất tương đương chất lượng đất ban đầu hoặc các thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng.
+ Đối với trường hợp làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp: Buộc thực hiện các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi và san lấp, cải tạo đất tương đương chất lượng đất ban đầu hoặc các thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng.
Trường hợp 5: Đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên đất; đưa chất thải, chất độc hại lên đất; đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì đối tượng vi phạm phải thu hồi toàn bộ vật liệu xây dựng hoặc các vật liệu khác đã đưa lên đất, san lấp diện tích đất đã đào bới, tháo dỡ công trình xây dựng và hàng rào và tiến hành cải tạo chất lượng đất, xử lý môi trường theo quy định pháp luật.
Quyết định 40/2021/QĐ-UBND bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/9/2021.
-
Diễn biến "nóng" vụ Alibaba: Điều tra dấu hiệu sai phạm quản lý đất đai
Bên cạnh việc điều tra hành vi lừa đảo, rửa tiền xảy ra tại Công ty Alibaba, Công an TP HCM đã chuyển hồ sơ cho công an 3 tỉnh liên quan để điều tra dấu hiệu sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai.
-
Cập nhật tiến độ mới nhất cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu qua tỉnh Đồng Nai
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đốc thúc các đơn vị đẩy nhanh hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu để bàn giao cho các nhà thầu thi công.
-
Nên xây cầu hay hầm Cát Lái vượt sông nối TP.HCM với Đồng Nai?
Bên cạnh phương án xây dựng cầu Cát Lái nối TP.HCM với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cũng đang nghiên cứu phương án xây hầm thay vì cầu. Đây là hạ tầng giao thông rất quan trọng, được người dân cả hai địa phương kỳ vọng nhưng suốt nhiều năm vẫn chư...
-
Đồng Nai sắp khởi công 1.066 lô tái định cư phục vụ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Ngày 16/12, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết sẽ khởi công khu tái định cư 49,32ha tại phường Phước Tân, TP.Biên Hòa vào tháng 3/2025, nhằm phục vụ cho dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1).