Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật cư trú năm 2006, chỉ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì mới bị xóa đăng ký thường trú: chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết; được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại; đã có quyết định huỷ đăng ký thường trú; ra nước ngoài để định cư; đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới.
Tuy nhiên, kể từ ngày 01/7/2021, theo khoản 1 Điều 24 Luật cư trú năm 2020, ngoài trường hợp chết, có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết; ra nước ngoài để định cư; đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú thì còn bổ sung 6 trường hợp mới sau đây sẽ bị xóa đăng ký thường trú:
Trường hợp 1.Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.
Trường hợp 2.Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp 3.Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại trường hợp 5.
Trường hợp 4.Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại trường hợp 5.
Trường hợp 5.Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó.
Trường hợp 6.Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
Các quy định mới nêu trên là phù hợp với tình hình thực tiễn, cơ quan quản lý nhà nước thuận tiện trong việc quản lý dân cư, đảm bảo được tính chính xác.
Đồng thời, tại Luật cư trú năm 2020 không còn quy định xóa đăng ký thường trú với “người được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại”.
-
Bỏ hộ khẩu giấy, người dân sẽ khỏe hơn khi làm thủ tục nhà đất
CafeLand - Nếu đề xuất bỏ hộ khẩu giấy của Bộ Công an được Quốc hội thông qua sẽ thuận lợi hơn cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến nhà đất (không phải tốn thời gian sao y sổ hộ khẩu, bảo quản sổ hộ khẩu giấy, nộp kèm sổ hộ khẩu…).
-
Xử lý thế nào đối với trường hợp xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp rồi bán cho người khác?
UBND thành phố Bảo Lộc vừa báo cáo một số nội dung về sự bất cập của một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đất đai.
-
Hạn chót báo cáo Chính phủ kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo về Luật đất đai (sửa đổi)
Thủ tướng ấn định thời hạn Bộ TN&MT phải trình lên dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là 1/4, trong đó báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo này. Theo thống kê của Bộ TN&MT, cơ quan đã tiếp nhận gần 8.000 ý kiến đóng góp của người dân....
-
Đề xuất ban hành bảng giá đất 2-3 năm một lần
HoREA đề xuất không ban hành bảng giá đất hàng năm mà nên ban hành bảng giá đất định kỳ 3 năm hoặc 2 năm một lần.