17/09/2020 10:34 AM
Gia đình tôi có mảnh đất do ông bà ngoại khai hoang. Ông bà tôi có 8 người con, ông và 3 người con đã mất do chiến tranh. Mẹ tôi ở với ngoại trên mảnh đất này và năm 1996, mẹ tôi được cấp sổ đỏ.

Năm 2013, bà ngoại tôi mất. Đến nay, năm 2020 xảy ra tranh chấp khi cậu tôi giành đất và đòi chuyển quyền sử dụng cho cậu tôi làm nhà thờ. Xin luật sư tư vấn giúp về trường hợp này. Xin cảm ơn.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An trả lời:

Do mẹ bạn được cấp sổ đỏ năm 1996 sau thời điểm ông bạn mất. Thời điểm này việc cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất hoặc đang sử dụng đất mà chưa đăng ký theo quy định tại Luật Đất đai 1993 tại Điều 33:

1. Khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho phép thay đổi mục đích sử dụng đất hoặc đang sử dụng đất mà chưa đăng ký thì người sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước quy định tại khoản 2 Điều này.

Người đang sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn nào thì phải đăng ký tại xã, phường, thị trấn đó.

2. UBND xã, phường, thị trấn lập và quản lý sổ địa chính, đăng ký vào sổ địa chính đất chưa sử dụng và sự biến động về việc sử dụng đất.

Nguồn gốc sử dụng đất từ đất của ông bà để lại, tuy nhiên khi mẹ bạn hoàn tất thủ tục được cấp sổ đỏ năm 1996 cũng không xảy ra tranh chấp, ý kiến với các đồng thừa kế. Quyền sử dụng đất do mẹ bạn đứng tên vẫn được tiếp tục sử dụng đất và được nhà nước bảo hộ quyền sử dụng đất. Việc cậu bạn sau nhiều năm quay trở lại yêu cầu chuyển tên đất cho cậu bạn xây nhà thờ là không có căn cứ pháp lý.

Nếu có tranh chấp về quyền thừa kế thì các bên phải cung cấp chứng cứ chứng minh nguồn gốc thửa đất là di sản của ông bà để lại. Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế của ông bạn đã hết chỉ còn thời hiệu khởi kiện tranh chấp chia thừa kế của bà bạn theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 tại Điều 645.

Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

  • Trình tự, quy trình giải quyết tranh chấp đất đai

    Trình tự, quy trình giải quyết tranh chấp đất đai

    CafeLand – Tranh chấp đất đai là vấn đề phức tạp nhất trong các án dân sự, thường xảy ra trong đời sống hàng ngày. Loại tranh chấp này có thể được giải quyết theo phương thức khởi kiện tại tòa án hoặc khiếu nại lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tương ứng với mỗi phương thức, quy trình và thủ tục giải quyết khác nhau.

CafeLand kết hợp cùng Công ty Luật TNHH Đức An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Mức xử phạt hành vi lấn chiếm đất đai

    Mức xử phạt hành vi lấn chiếm đất đai

    Với các hành vi lấn chiếm đất đai của người khác sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu tái phạm. Vậy, quy định cụ thể về mức xử phạt với hành vi lấn chiếm đất đai thế nào?...

  • Xử lý thế nào khi bị hàng xóm lấn chiếm đất?

    Xử lý thế nào khi bị hàng xóm lấn chiếm đất?

    Tình trạng lấn chiếm đất với hộ liền kề là tranh chấp đất đai khá phổ biến hiện nay. Vậy, khi bị hàng xóm lấn chiếm đất, cần phải làm gì được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?...

  • Suýt bán căn hộ mới mua vì mâu thuẫn gia đình

    Suýt bán căn hộ mới mua vì mâu thuẫn gia đình

    Sau 5 năm chật vật thuê trọ, vợ chồng tôi vừa mua được một căn hộ nhỏ tại TP.HCM, nhưng rồi suýt phải vội bán vì mâu thuẫn gia đình. 

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.