Trước tình hình thực tế nêu trên, Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh có một số chia sẻ pháp lý về vấn đề này để mọi người hiểu rõ nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Thứ nhất, khoản 2 điều 74 Luật Nhà ở năm 2014 có quy định về việc Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay với lãi suất ưu đãi với đối tượng có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội. Do đó, việc người dân vay vốn mua nhà ở xã hội vẫn được hưởng mức lãi suất ưu đãi theo quy định pháp luật và hướng dẫn từ Ngân hàng chính sách xã hội.
Thứ hai, tại khoản 2 điều 2 Thông tư 25/2015/TT-NHNN ngày 09/12/2015 có quy định “đối tượng vay vốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được hưởng lãi suất ưu đãi”, nhưng Thông tư 20/2021/TT-NHNN ngày 30/11/2021 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/01/2022) đã bãi bỏ nội dung nêu trên tại Thông tư 25/2015/TT-NHNN, dẫn đến nhiều người nhầm lẫn rằng từ ngày 20/01/2022 người mua, thuê mua nhà ở xã hội không còn được hưởng chính sách vay với mức lãi suất ưu đãi.
Việc bãi bỏ nội dung nêu trên tại Thông tư 25/2015/TT-NHNN cần phải hiểu đúng là các đối tượng vay vốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không còn được vay với lãi suất ưu đãi tại các tổ chức tín dụng khác (như là các Ngân hàng thương mại,…). Việc cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội với lãi suất ưu đãi tại Ngân hàng chính sách xã hội vẫn được thực hiện theo Luật Nhà ở năm 2014.
Thứ ba, cần lưu ý thêm, Luật Nhà ở năm 2014 có giá trị pháp lý cao hơn các văn bản dưới Luật (Nghị định, Thông tư…); do đó, kể cả trường hợp các văn bản dưới Luật nếu có quy định khác hoặc trái với Luật Nhà ở năm 2014 thì sẽ áp dụng theo quy định tại Luật Nhà ở năm 2014. Chừng nào Quốc hội chưa sửa đổi, bổ sung quy định cho vay với lãi suất ưu đãi khi mua, thuê mua nhà ở xã hội tại Luật Nhà ở năm 2014 thì người dân vẫn còn được hưởng chính sách ưu đãi này.
Điều 74. Vay vốn ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội để phát triển nhà ở xã hội 1. Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp và thời hạn cho vay dài hạn thông qua việc cấp vốn từ ngân sách cho Ngân hàng chính sách xã hội để thực hiện các chương trình mục tiêu về nhà ở và xây dựng nhà ở xã hội. 2. Ngân hàng chính sách xã hội được thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân trong nước có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội để cho các đối tượng này vay với lãi suất ưu đãi và thời hạn vay dài hạn sau một thời gian gửi tiết kiệm nhất định. 3. Ngân hàng chính sách xã hội phải lập khoản mục riêng để quản lý và sử dụng nguồn vốn theo đúng mục đích quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 4. Bộ Xây dựng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tham gia quản lý nguồn vốn và quản lý việc sử dụng nguồn vốn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. |
-
Lãi suất ưu đãi vay mua nhà ở xã hội vẫn giữ mức 4,8%
CafeLand - Mức lãi suất cho vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở vẫn giữ nguyên 4,8%/năm theo Quyết định số 532/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
-
145.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội không tính vào room tín dụng
Ngân hàng Nhà nước vừa chỉ đạo 9 ngân hàng triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội với hạn mức 145.000 tỷ, không tính vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm và áp dụng đến năm 2030.
-
Xác nhận thu nhập cho lao động tự do muốn mua nhà ở xã hội thế nào?
Tôi là lao động tự do nên không có hợp đồng lao động. Khi tôi ra xã xác nhận điều kiện về thu nhập để đăng ký mua nhà ở xã hội thì xã không xác nhận với lý do, không có cơ sở để chứng minh thu nhập của tôi....
-
Nhà ở xã hội đã có Giấy chứng nhận nhưng chưa đủ 5 năm thì có được bán cho người khác?
Xin hỏi, mua nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm, có Giấy chứng nhận thì có được bán cho người khác? Có phải nộp tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội sau thời hạn 5 năm?