Cụ thể, chủ đầu tư phải nộp phí bảo trì đối với phần diện tích thương mại, dịch vụ, văn phòng và bãi xe, đây là phần diện tích mà chủ đầu tư đang sở hữu, nằm trong khối đế của toà nhà có liên quan đến phần chung của toàn bộ tòa nhà.
Theo đó, phần diện tích chủ đầu tư đang sở hữu gồm: 2.000 m2 (bãi xe), 2.000 m2 sàn thương mại, 1.000 m2 văn phòng cho thuê. Về giá bán căn hộ, căn nhỏ nhất 50m2 có giá 1,5 tỷ đồng/căn (đã bao gồm VAT + kinh phí bảo trì); căn lớn nhất là Penthouse 100m2 có giá 8 tỷ đồng/căn (đã bao gồm VAT + kinh phí bảo trì).
Kính mong các cơ quan chức năng hướng dẫn cách tính chi tiết kinh phí bảo trì của chủ đầu tư.
Vũ Tùng (Tp.HCM)
Trả lời:
Việc đóng góp kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư đã được quy định rõ tại Luật Nhà ở năm 2014. Theo đó, tại Điểm b, Khoản 1, Điều 108 Luật Nhà ở 2014 có nêu quy định về việc đóng kinh phí bảo trì của chủ đầu tư. Cụ thể như sau:
“Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng, trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ cao nhất của nhà chung cư”.
Từ cơ sở trên, ông Tùng có thể nghiên cứu và liên hệ với Sở Xây dựng TP.HCM để được giải đáp cụ thể đối với chung cư nơi ông sinh sống.
-
Quỹ bảo trì chung cư: Bỏ được không?
CafeLand – Quỹ bảo trì chung cư 2% được xem là nguyên nhân hàng đầu trong các cuộc tranh chấp tại nhiều chung cư trên cả nước. Tuy nhiên, việc thu hay bỏ, quản lý như thế nào khoản kinh phí này là điều không hề đơn giản.