thangtran04@...
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội
Do thông tin bạn đưa ra chưa đầy đủ dữ liệu nên luật sư sẽ đưa ra các quy định chung để bạn tham khảo.
Trường hợp 1: Nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Hộ gia đình
Căn cứ theo quy định tại điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 nếu quyền sử dụng đất này là của hộ gia đình thì xác định đây là tài sản chung, việc định đoạt được quy định như sau:
"Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình
Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này."
Luật Đất đai năm 2013 quy định về sử dụng đất của hộ gia đình như sau:
Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.
Trong trường hợp này diện tích sử dụng đất, nhà ở có hình thức sử dụng chung, do đó quyền quyết định của tất cả thành viên thuộc hộ gia đình. Do đó, căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013, khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất được quy định như sau:
- Trường hợp quyền sử dụng đất phân chia được theo phần nếu muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định.
- Trường hợp quyền sử dụng đất sử dụng chung thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
Như vậy, trong trường hợp này khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, bên bán cần tiến hành thủ tục tách thửa đối với phần diện tích đất nếu đáp ứng đủ điều kiện tách thửa. Trường hợp chuyển nhượng cần có văn bản thoả thuận của những người trong cùng hộ gia đình.
Trường hợp 2: Quyền sử dụng đất là tài sản riêng
Nếu có đủ căn cứ chứng minh nhà ở không phải là tài sản chung của hộ gia đình, mà là tài sản riêng của cá nhân căn cứ theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người có tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có quyền chuyển nhượng và các quyền khác theo điều 167 Luật Đất Đai 2013. Bạn căn cứ theo quy định trên để thực hiện.
-
Xử lý tranh chấp khi góp tiền chung mua đất
Tháng 2/2020 tôi có mua 1 mảnh đất trong tình trạng như sau: Anh A tìm mua được 1 miếng đất có diện tích 3.800m2 với giá 8 tỷ 400 triệu. Miếng này sẽ chia cho 4 người , trong đó phần đất của tôi là 480m2 (6*80)....
-
Điều gì đã giúp một quốc gia đắt đỏ như Singapore duy trì được tỷ lệ sở hữu nhà ở cao nhất thế giới?
CafeLand - Bí quyết để hơn 80% người dân Singapore có thể sở hữu nhà ở là chương trình nhà ở giá rẻ được chính phủ Singapore triển khai từ cách đây hơn 50 năm. Nhưng nhìn xa hơn, đó là tư duy phát triển và quy hoạch nhà ở một cách hệ thống và dài hạn...
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Hàng nghìn trường hợp “1 sổ đỏ N người đứng tên”
CafeLand - Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa – Vũng Tàu, số lượng thửa đất ở, đất nông nghiệp có nhiều hộ gia đình, cá nhân chung quyền sử dụng đất (từ 03 hộ gia đình, các nhân trở lên) từ năm 2018 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh lên đến hàng ng...